Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển và cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; quyết tâm đưa Nghệ An sớm trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước. Xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, y tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ, có kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân không ngừng được nâng cao có nền văn hoá lành mạnh đậm đà bản sắc xứ Nghệ; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh "[30,tr64-65]
2.1.2. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnhNghệ An Nghệ An
Trong những năm qua, doanh nghiệp Nghệ An có bước phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2008-2012 đạt bình quân 30,59%, số lượng doanh nghiệp thành lập mới 5 năm đạt 5.268 doanh nghiệp. Đến 31/12/2012 Nghệ An có 10.377 doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiếm khoảng 98% (10.169 DN) doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, đóng góp gần 50% GDP, trên 90% KNXK, và trên 50% nguồn thu ngân sách của cả tỉnh. Trong những năm gần đây khu vực DNNVV tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là các năm gần đây: năm 2009 so với năm 2008 tăng 20,43 %, năm 2010 so với năm 2009 tăng 19,36 %, năm 2011 so với năm 2010 tăng 15,94 %, năm 2012 tăng 10,61 % so với năm 2011. Nếu năm 2008 cứ 568 người dân mới có 1 doanh nghiệp thì đến năm 2012 cứ 295 người dân đã có 1 doanh nghiệp, trước đây doanh nghiệp chủ yếu có trụ sở chính tại thành phố Vinh và các huyện đồng bằng, một số huyện không có doanh nghiệp thành lập như: Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong... hiện nay môi trường kinh doanh ở các huyện vùng cao Nghệ An từng bước được cải thiện, do đó 21/21 huyện, thành, thị của tỉnh Nghệ An đã có doanh nghiệp thành lập và hoạt động. Sự tăng lên nhanh chóng của DNNVV đã góp phần vào sự phát triển kinh tế tỉnh nhà và tạo ra hàng vạn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên đặc điểm chung của các DNNVV ở Nghệ An là ít có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, thiếu chiến lược phát triển, chiến lược cạnh tranh,
mặt khác các doanh nghiệp này đa số thiếu và yếu về vốn, nhân lực, thiết bị, khoa học công nghệ, tiếp cận thị trường, khả năng cạnh tranh và năng lực quản trị điều hành doanh nghiệp.
Bảng 2.3 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các năm.
- Doanh nghiệp tư nhân 1.696 2.074 2.369 2.585 2.764
Số vốn đăng ký trung bình 1,58 2,59 3,6 4,2 4,8
Vốn SXKD bình quân 10,9 15,5 18,9 206 21,5
Công ty TNHH 2.555 4.026 6.539 7.728 7.374
Công ty Cổ phần 2.867 4.479 7.219 11.028 16.866
Doanh nghiệp tư nhân 287 422 705 929 852
Hợp tác xã 135 190 218 107 152
Tổng 10.155 13.911 20.294 22.875 27.89
4
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng dư nợ cho vay DNNVV 10.155 13.911 20.294 22.875 27.894
Trong đó: Agribank Nghệ An 5^ 870 1.188 1.508 1.676
Tỷ trọng Nguồn: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT tỉnh Nghệ An.5,40 6,25 5,85 6,59 6,01
DNNVV ở Nghệ An hoạt động đa dạng về ngành nghề, chiếm tỷ trọng lớn nhất là lĩnh vực thương mại dịch vụ (38,66%); xây dựng, bao gồm cả tư vấn (33,48%); công nghiệp, khai thác chế biến (14,62%), còn lại là các ngành nghề khác. Do vốn ít nên đa số hoạt động trên lĩnh vực thương mại dịch vụ, số doanh nghiệp tham gia vào sản xuất chỉ chiếm khoảng 10%. Mặt khác, do TSTC của các doanh nghiệp không đủ lớn nên không thể vay ngân hàng với khối lượng vốn lớn để đáp ứng các dự án mở rộng quy mô sản xuất, một lý do nữa là các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp nên khó có thể vay vốn trung dài hạn của ngân hàng. Đứng về phía ngân hàng việc cho vay phải bảo đảm các điều kịên nhất định để bảo đảm an toàn trong hoạt động của mình, do đó họ luôn đòi hỏi phải có dự án, phương án kinh doanh có hiệu quả, trong khi đó trình độ của Giám đốc các DNNVV còn rất yếu nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thậm chí còn chưa nắm được cơ chế tín dụng của ngân hàng, chưa biết cách thiết lập bộ hồ sơ xin vay để thuyết phục được ngân hàng, TSTC
của doanh nghiệp cũng rất lộn xộn không tách bạch được giữa tài sản của cá nhân và tài sản của doanh nghiệp, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp không minh bạch thiếu độ tin cậy khó thuyết phục các ngân hàng cho vay.
Ve dư nợ cho vay DNNVV của các TCTD trên địa bàn tỉnh Nghệ An tăng trưởng qua các năm, điều này cho thấy cùng với việc tăng số lượng các DNNVV thì dư nợ cũng tăng lên tương ứng. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ từng loại hình doanh nghiệp có sự thay đổi khác nhau: năm 2008 dư nợ doanh nghiệp Nhà nước là 4.311 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất 42,45%; đến năm 2012 là 2.650 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,5%. Cùng với sự tăng nhanh về số lượng, dư nợ công ty cổ phần tăng trưởng nhiều nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất, điều này phản ánh thực tế loại hình doanh nghiệp này ngày càng chiếm tỷ trọng cao.
Bảng 2.4 Dư nợ cho vay DNNVV của các TCTD trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Phòng Tông hợp ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An.
Bảng 2.5: Cho vay DNNVV của các NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An