Về phía ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu 0108 giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 124 - 127)

Với vai trò là ngân hàng “mẹ” của Agribank Nghệ An, Agribank Việt Nam chi phối toàn bộ hoạt động của chi nhánh về chủ trương, định hướng, chính sách tín dụng, chính sách khách hang... Do vậy để chi nhánh Nghệ An có thể phát triển tín dụng đối với DNNVV, Agribank Việt Nam cần thực hiện một số nội dung sau:

Thiết lập chính sách tín dụng riêng cho đối tượng khách hàng DNNVV hoặc có đề án cho phát triển tín dụng đối với đối tượng khách hàng này, làm cơ sở để chi nhánh đề ra các cơ chế, chính sách phục vụ khách hàng tại địa phương được thuận lợi.

Thường xuyên nghiên cứu, cho ra đời nhiều sản phẩm tín dụng và huy động vốn mới, giàu tiện ích để đáp ứng tối đa nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh cho toàn hệ thống Agribank.

Cải tiến quy trình, hồ sơ cấp tín dụng cấp hệ thống để các chi nhánh áp dụng, phục vụ thuận tiện khách hàng.

Tham khảo mô hình tiên tiến của các ngân hàng quốc tế và các ngân hàng thương mại lớn trong nước, sắp xếp lại mô hình hoạt động từ trung ương đến địa phương để tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu trên tầm quốc gia để hỗ trợ các chi nhánh quảng bá thương hiệu tại địa phương.

Cân đối vốn và lãi suất huy động vốn toàn ngành để hỗ trợ đối với chi nhánh khi gặp khó khăn, giúp chi nhánh có điều kiện đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Có cơ chế động lực đối với các chi nhánh, cán bộ trong công tác huy động vốn và phát triển tín dụng để khuyến khích cán bộ, chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hỗ trợ tối đa cho chi nhánh trong đào tạo nguồn nhân lực bằng việc mở các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ thường xuyên theo từng chuyên đề. Ngoài hình thức đào tạo tập trung, cần nhân rộng hình thức đào tạo mới là đào tạo trực tuyến để có thể mở rộng được đối tượng đào tạo mà lại tiết giảm chi phí.

Cải tiến công tác tuyển dụng, bố trí công việc, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, đảm bảo phát hiện và trọng dụng nhân tài, phục vụ đắc lực và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh toàn hệ thống.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò vị trí của bộ phận kinh tế DNNVV trong nền kinh tế quốc dân. Tạo môi trường và xúc tiến hỗ trợ phát triển DNNVV cần có các giải pháp cụ thể từ nhiều phía, của các ngành các cấp và các NHTM. Vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các giải pháp cho vay tốt và đồng bộ từ phía ngân hàng sẽ góp phần hạn chế khó khăn cho doanh nghiệp. Trong chương 3 luận văn đã đưa ra được các giải pháp và kiến nghị để mở rộng cho vay đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh Nghệ An.

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. Phát triển DNNVV được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước. Hệ thống ngân hàng thương mại, trong đó có Agribank vì thể đã xem DNNV V là khách hàng chiến lược của mình, và đã có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho nhóm khách hàng này. Tuy nhiên, với những điểm yếu mang tính phổ biến, các DNNVV vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng để mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Từ những vấn đề bức thiết đó, luận văn với đề tài: “Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An” có ý nghĩa hết sức thiết thực. Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, trình bày cơ sở lý luận chung về DNNVV, cho vay ngân hàng và

cho vay ngân hàng đối với DNNVV, từ đó nêu ra được những nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay đối với DNNVV.

Thứ hai, phân tích, đánh giá một cách sâu sắc về thực trạng hoạt động cho

vay đối với DNNVV tại Agribank Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2012, qua đó chỉ ra được những kết quả, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Agribank Nghệ An.

Thứ ba, kết hợp cơ sở lý luận với phân tích thực trạng, luận văn đề xuất những

giải

pháp nhằm mở rộng cho vay DNNVV tại Agribank Nghệ An trong thời gian tới.

Mặc dù tác giả đã rất nỗ lực, song do thời gian, phạm vi nghiên cứu và kiến thức còn hạn hẹp, luận văn hẳn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân tình và quý báu của quý thầy cô, các đồng nghiệp và những ai quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.

Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn, cũng như cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể anh, chị, em đồng nghiệp tại chi nhánh Agribank tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] . Agribank Nghệ An (2013): Kỷ yếu 25 năm xây dựng và phát triển.

[2] . Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An từ năm 2008-2012 qua các năm .

[3] . Báo cáo hoạt động của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An các năm từ 2008-2012

[4] . Báo cáo hoạt động và định hướng hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Nghệ An qua các năm từ năm 2008 đến năm 2012.

[5] . Bản tin Công thương tỉnh Nghệ An tháng 1/2011: Những tác động sau 5 năm thực hiện chương trình hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tỉnh Nghệ An(BSPS) . [6] . Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (năm 2011)

Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011-2015 và kế hoạch hành động triển khai.

[7] . Business Eddge năm 2006 , Đào tạo nguồn nhân lực, Nhà xuất bản trẻ TP. HCM [8] . Chính phủ (2009): Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính

phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

[9] . Chính phủ (2001): Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

[10] . Cục Thống kê Nghệ An: Niên giám thống kê các năm từ 2008-2012.

[11] . Giáo trình Tín dụng Ngân hàng - Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê 2001.

[12] . Giáo trình Ngân hàng thương mại - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Chủ biên: PGS.TS Phan Thị Thu Hà.

[13] . GS.TS. Dương Thị Bình Minh, TS. Vũ Minh Hằng (số 12/2002), Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh và sự hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng.

[14] . GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

[15] . Hội thảo về tăng cường hỗ trợ và hợp tác vì sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC.

[16] . Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các TCTD, các Quyết định và Nghị định có liên quan của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

[17] . Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

[18] . Nghị quyết 04/ NQ-TV của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An.

[19] . PGS;TS Tô Ngọc Hưng (2009) Giáo trình Ngân hàng Thương mại-Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

[20] . Peter S. Rose - Quản trị ngân hàng thương mại.

[21] . PGS; TS Tô Kim Ngọc (2008), Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội.

[22] . Phạm Trọng Hưng (2009): Nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Tạp chí Khoa học đào tạo và Ngân hàng số 89 tháng 10/2009). [23] . Quốc Hội (2007), Luật Doanh nghiệp 2005.

[24] . Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, Đề án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2015.

[25] . TS Trần Xuân Hào, TS Lê Bá Xuân, TS Nguyễn Hữu Thắng, Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

[26] . Ths Nguyễn Văn Lê (2009) - Một số suy nghĩ về phương hướng để phát triển các DNNVV ở nước ta.(Thị trường Tài chính tiền tệ số 21 ngày 1/11/2009) [27] . Ths Nguyễn Quốc Nghi: “Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của

DNNVV”- Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 19 ngày 1/10/2011. [28] . UBND tỉnh Nghệ An(2012): Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày

09/02/2012 Về việc phê duyệt Đề án “Phát triển doanh nghiệp Nghệ An giai đoạn 2011-2015”.

[29] . Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An (2003), Quyết định 104/2003/QĐ về cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới cộng nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá tỉnh Nghệ An.

[30] . Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An(2007): “Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020”

Một phần của tài liệu 0108 giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 124 - 127)