ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An
2.3.2.1. Tăng trưởng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đến 31/12/2012 tất cả 22 chi nhánh loại III trực thuộc Agribank Nghệ An đều cho vay DNNVV, tuy nhiên việc cho vay DNNVV chủ yếu tập trung ở vùng thành thị, đồng bằng kinh tế phát triển.
Về khách hàng tiềm năng DNNVV được Agribank nhắc đến như một đối tượng khách hàng quan trọng, thể hiện rõ trong chiến lược khách hàng giai đoạn 2010-2015 và cả chiến lược kinh doanh lâu dài của Agribank. Cùng với sự quyết tâm của hệ thống Agribank Việt Nam, Agribank chi nhánh Nghệ An đang hoàn thiện dần công tác tài trợ cho vay DNNVV theo hướng chuyên nghiệp hoá. Chủ động tiếp cận các doanh nghiệp trong huy động vốn và mở rộng tín dụng, cấp bảo lãnh, tăng cường công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án, cải thiện dần phương pháp tài trợ theo hướng đơn giản hoá các thủ tục vay vốn.
Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với Agribank Nghệ An năm 2008 là 344 doanh nghiệp tăng so năm 2007 là 105 doanh nghiệp, tốc độ tăng 43,93%; năm 2009 là 544 doanh nghiệp, tăng so năm 2008 là 200 doanh nghiệp, tốc độ tăng 58,13%; năm 2010 so năm 2009 tăng 337 doanh nghiệp, tốc độ tăng 61,95%; năm 2011 so năm 2010 tăng 164 doanh nghiệp, tốc độ tăng 18,62%; năm 2012 so năm 2011 tăng 122 doanh nghiệp, tốc độ tăng 11,67%. Bình quân giai đoạn 2008-2013 tăng 38,86%. Đến 31/12/2102 số DNNVV có quan hệ tín dụng với Agribank Nghệ An chiếm khoảng 11,48% số DNNVV trên địa bàn.
Bảng 2.10 Số lượng khách hàng quan hệ tín dụng với Agribank Nghệ An qua các năm.
16 9 3
Số DNNVV vay tại NHNo NA 34
4 544 881 5 1.04 1.167 Tỷ trọng 6,2 3 8,19 11,1 1 11,3 7 11,48
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Nghệ An qua các năm
Biểu 2.3 Số lượng khách hàng quan hệ tín dụng với Agribank Nghệ An qua các năm
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Nghệ An qua các năm
2.3.2.2. Tỷ trọng số doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Agribank Nghệ An trên tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
về tỷ trọng DNNVV vay vốn tại Agribank chi nhánh Nghệ An trên tổng số DNNVV trên địa bàn: năm 2008 có 344 doanh nghiệp vay vốn trên tổng số 5.516 DNNVV, chiếm tỷ trọng 6,23%; năm 2009 có 544 doanh nghiệp vay vốn trên tổng số 6.643 DNNVV, chiếm tỷ trọng 8,19%; năm 2010 có 881 doang nhiệp vay vốn trên tổng số 7.929 DNNVV, chiếm tỷ trọng 11,11%; năm 2011 có 1.045 doanh nghiệp vay vốn trên tổng số 9.193 DNNVV, chiểm tỷ trọng 11,37%; năm 2012 có
1.167 doanh nghiệp vay vốn trên tổng số 10.169 DNNVV, chiếm tỷ trọng 11,48%. Tỷ trọng DNNVV vay vốn tại Agribank Nghệ An có tăng lên qua các năm nhưng vẫn thấp nguyên nhân có thể do các DNNVV vay TCTD khác hoặc không đủ điều kiện vay vốn hoặc không có nhu cầu vay vốn.
Bảng 2.11 Tỷ trọng DNNVV vay vốn tại Agribank Nghệ An trên tổng số DNNVV có trên địa bàn
Đơn vị: Doanh nghiệp, %
Các TCTD trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Nghệ An qua các năm
2.3.2.3. Tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tổng dư nợ cho vay tại Agribank chi nhánh Nghệ An có bước tăng trưởng khá qua các năm, từ năm 2008 là 3.768 tỷ đồng, tăng so năm 2007 là 424 tỷ đồng, tốc độ tăng 12,68%. Năm 2009 là 4.684 tỷ đồng, tăng so năm 2008 là 916 tỷ đồng, tốc độ tăng 24,3%. Năm 2010 là 5.797 tỷ đồng, tăng so năm 2009 là 1.113 tỷ đồng, tốc độ tăng 23,76%. Năm 2011 là 6.705 tỷ đồng, tăng so năm 2010 là 908 tỷ đồng, tốc độ tăng 15,66%. Năm 2012 là 8.541 tỷ đồng, tăng so năm 2011 là 1.836 tỷ đồng, tốc độ tăng 27,38%.
Dư nợ cho vay DNNVV có sự tăng trưởng qua các năm: năm 2008 là 549 tỷ đồng, tăng 115 tỷ đồng so năm 2007,tốc độ tăng 26,5%; năm 2009 là 870 tỷ đồng,
tăng so năm2008 là 321 tỷđồng, tốc độ tăng 58,46%; năm
2010 là 1.188 tỷ đồng,
tăng so năm2009 là 318 tỷđồng, tốc độ tăng 36,55%; năm
2011 là 1.508 tỷ đồng,
tăng so năm2010 là 320 tỷđồng, tốc độ tăng 26,93%; năm
2012 là 1.676 tỷ đồng,
tăng so năm 2011 là 168 tỷ đồng, tốc độ tăng 11,14%.
Bảng 2.12. Dư nợ cho vay DNNVV các TCTD trên địa bàn tỉnh Nghệ An
5 5 4 Tỷ trọng dư nợ DNNVV các TCTD 46,9 1 46,03 9 43,7 8 38,1 6 36,0 Agribank Nghệ An
Tổng dư nợ cho vay của Agribank Nghệ An 3.76 8 4.684 5.79 7 6.70 5 8.54 1 Dư nợ DNNVV của Agribank
Nghệ An 54 9 870 1.18 8 1.50 8 1.67 6 Tỷ trọng dư nợ DNNVV của Agribank Nghệ An 7 14,5 18,57 9 20,4 9 22,4 3 19,6
1 Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 3.768 4.684 5.797 6.705 8.541 2 Trong đó: dư nợ DNNVV 549 870 1.188 1.508 1.676 3 Tỷ trọng/ Tổng dư nợ (%) 14,57 18,57 20,49 22,49 19,63
Nguồn: Phòng Tông hợp ngân hàng Nhà nước Nghệ An.
2.3.2.4. Tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng dư nợ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An
về tỷ trọng cho vay DNNVV trên tổng dư nợ tại Agribank chi nhánh Nghệ An có sự tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên sự tăng trưởng không đều và tỷ trọng dư nợ DNNVV trên tổng dư nợ ở mức chưa cao, bình quân chiếm khoảng 20%, thấp hơn so với các ngân hàng thương mại trên địa bàn và tỷ trọng này chiếm rất thấp trong tổng dư nợ cho vay DNNVV của các TCTD trên địa bàn.
Bảng 2.13. Dư nợ cho vay DNNVV trên tổng dư nợ tại Agribank Nghệ An
T T Chỉ tiêu hiện lệ (%) hiện lệ (%) hiện lệ (%) hiện lệ (%) hiện lệ (%) 1 DNNN 257 46,81 283 32,52 309 26,01 345 22,87 329 19,63 2 Cty CP 106 19,3 241 27,7 0 335 28,19 434 28,77 467 27,86
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Nghệ An qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng
■Tổng dư nọ' Chovay
■Dư nọ- Chovay DNNVV
Biểu 2.4. Dư nợ cho vay DNNVV trên tổng dư nợ tại Agribank Nghệ An
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Nghệ An qua các năm
Trong giai đoạn 2008-2010, nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng to lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà DNNVV là đối tượng chịu tác động nhiều nhất. Không những thế, thị trường chủ yếu của các DNNVV là thị trường nội địa, lạm phát cao làm chi phí đầu vào tăng, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, vốn tích lũy hầu như không có nên nhu cầu vay vốn để duy trì sản xuất là vấn đề sống
còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Chính phủ và Nhà nước cũng ban hành những chính sách để giúp đỡ DNNVV phục hồi sản xuất kinh doanh, điển hình là chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất của Chính phủ năm 2009. Hưởng ứng chủ trương, chính sách của Nhà nước, Agribank Việt Nam nói chung và chi nhánh Nghệ An nói riêng đã rất tích cực trong việc mở rộng tín dụng nhằm hỗ trợ các DNNVV. Những kết quả nổi bật trong tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với DNNVV đã thể hiện rõ nét điều đó.
Bảng 2.14: Dư nợ cho vay DNNVV theo thành phần kinh tế tại Agribank Nghệ An
4 DNTN 40 7,28 67 7,70 132 11,12 179 11.89 182 10,85 5 XHT 2 0,39 1 30,1 0 0 0 0 2 40,1 Tổn g cộn 549 100 870 10 0 1.188 100 1.508 100 1.676 010
TT Ngành kinh tế Số 2008 2009 2010 2011 2012 tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 549 700 870 700 1.188 700 1.508 700 1.676 700 1 Nông nghiệp 162 29,50 285 32,75 ^^376 31,65 ^^575 38,12 77 38,90 2 Thuỷ sản 136 24,77 208 23,90 "277 23,31 715 20,88 724 19,34 3 CN & XD 108 19,69 165 18,96 "250 21,06 798 19,76 716 18,85 4 TM - DV 143 26,04 212 24,36 "285 23,98 77 21,24 784 22,91
Biểu 2.5. Dư nợ cho vay DNNVV theo thành phần kinh tế tại Agribank Nghệ An
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Nghệ An qua các năm
về cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế, theo bảng trên ta thấy cơ cấu tín dụng DNNVV của chi nhánh Nghệ An tập trung chủ yếu vào khu vực DNNVV ngoài quốc doanh. Điều này được thể hiện qua dư nợ đối với các doanh nghiệp này luôn chiếm một tỉ trọng rất lớn, bình quân từ 2008 đến 2012 khoảng 70,43%. Riêng năm 2012, dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh, chiếm 80,37% tổng dư nợ DNNVV. Năm 2008, dư nợ DNNVV ngoài quốc doanh là 292 tỷ đồng, năm 2009 là 587 tỷ đồng, năm 2010 là 879 tỷ đồng, năm 2011 là 1.163 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng cao vào năm 2012 với dư nợ là 1.347 tỷ đồng. Nguyên nhân là do các DNNVV ngoài quốc doanh phần lớn là những khách hàng truyền thống của chi nhánh Nghệ An, đây cũng là đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh Nghệ An. Còn đối tượng khách hàng là khu vực DNNVV quốc doanh chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay DNNVV, thậm chí vào năm 2012, dư nợ đối với DNNVV quốc doanh giảm 16 tỷ đồng, tương ứng giảm 4,63% so năm 2011.
Bảng 2.15 Dư nợ cho vay DNNVV phân theo ngành kinh tế tại Agribank Nghệ An
Nội tệ 549 870 1.188 1.508 1.676
Ngoại tệ 0 0 0 0 0
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Nghệ An qua các năm
Biểu 2.6. Dư nợ cho vay DNNVV phân theo ngành kinh tế tại Agribank Nghệ An
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Nghệ An qua các năm
Xét về lĩnh vực hoạt động, chi nhánh Nghệ An tập trung vào các ngành như nông nghiệp nông thôn, sản xuất và thương mại dịch vụ. Đây là những ngành có nhu cầu vốn lưu động nhỏ lẻ, không đòi hỏi lượng vốn lớn như những ngành xây dựng, công nghiệp, thuỷ sản. Ở những lĩnh vực này chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động, nằm rải rác trên toàn chi nhánh. Năm 2008, dư nợ đối với DNNVV trong lĩnh vực này là 162 tỷ đồng, chiếm 29,5% trên tổng dư nợ
DNNVV. Con số này tiếp tục được mở rộng ở những năm tiếp theo cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2009 là 285 tỷ đồng, chiếm 32,75% tổng dư nợ DNNVV, năm 2010 là 376 tỷ đồng chiếm 31,65% tổng dư nợ DNNVV, năm 2011 là 575 tỷ đồng chiếm 38,12% tổng dư nợ DNNVV, năm 2012 là 652 tỷ đồng chiếm 38,9% tổng dư nợ DNNVV.
Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là các doanh nghiệp thuộc các ngành thương mại dịch vụ. Tỉ lệ đầu tư vốn của chi nhánh Nghệ An vào các doanh nghiệp này tăng trưởng khá vững chắc, chủ yếu tập trung tại các thành thị và vùng đồng bằng, kinh tế phát triển. Năm 2009, dư nợ đối với các DNNVV thuộc ngành dịch vụ tiêu dùng tăng 69 tỷ. Năm 2010, mức dư nợ cho lĩnh vực này cũng tăng mạnh 73 tỷ, tuy nhiên tỷ trọng DNNVV thuộc ngành dịch vụ tiêu dùng có quan hệ tín dụng với chi nhánh chỉ ở mức 23,98%. Đây là những con số phản ánh đúng xu hướng phát triển của chi nhánh Nghệ An.
Bảng 2.16. Dư nợ cho vay DNNVV phân theo loại tiền tại Agribank Nghệ An
1.Ngắn hạn 491 743 956 1.250 1.371 + Tỷ trọng(%) 89,43 85,40 80,47 82,89 81,80 + Tốc độ tăng trưởng(%) 51,32 28,66 30,75 9,68 2.Trung, dài hạn 58 127 232 258 305 + Tỷ trọng(%) 10,57 14,60 19,53 Ĩ7JĨ 18,20 + Tốc độ tăng trưởng(%) 118,96 82,68 11,20 18,21
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Nghệ An qua các năm
Nghệ An là tỉnh thuộc đầu khu vực Bắc Trung bộ, có biên giới với nước bạn Lào,
có cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, cửa khẩu Thanh Thuỷ. Tuy giao thương hàng hoá chưa như kỳ vọng do còn nhiều vướng mắc trong các khâu hành chính giữa các nước, nhưng hàng năm đem lại cho tỉnh một khoản thuế xuất - nhập khẩu lớn: năm 2008 là 436 tỷ đồng; năm 2009 là 546 tỷ đồng; năm 2010 là 714 tỷ đồng; năm 2011 là 690 tỷ đồng; năm 2012 là 735 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15% tổng thu ngân sách cả tỉnh. (nguồn từ Cục
Thuế, Cục Hải quan Nghệ An). Tuy nhiên, phần lớn doanh số xuất nhập khẩu là của các doanh nghiệp ngoại tỉnh, doanh số các doanh nghiệp địa phương chiếm tỷ trọng còn khiêm tốn, lại tập trung ở các lĩnh vực không khuyến khích cho vay như rượu, bia, hàng điện tử - điện lạnh, khai thác gỗ...
Nhìn vào bảng trên ta thấy kể từ năm 2008 đến nay Agribank Nghệ An chưa phát
sinh và không có dư nợ ngoại tệ. Đây là một hạn chế và là yếu thế của Agribank Nghệ An trong thời kỳ cạnh tranh, mặc dù chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy cho vay ngoại tệ, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhưng vẫn chưa cho vay được doanh nghiệp nào.
Bảng 2.17. Dư nợ cho vay DNNVV phân theo thời gian tại Agribank Nghệ An.
động của ngành ngân hàng, do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Để đảm bảo kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã chủ trương cắt giảm đầu tư công, thắt chặt tiền tệ làm cho cung tiền trở nên khan hiếm. Các NHTM vì thế luôn ở trong tình trạng thiếu thanh khoản, buộc phải cạnh tranh quyết liệt bằng cách đẩy lãi suất lên cao, tập trung thu hút nguồn tiền gửi có kỳ hạn ngắn nhằm bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời và hạn chế rủi ro lãi suất trong tương lai. Vì lẽ đó, tiền gửi có kỳ hạn dài tại Agribank Nghệ An có xu hướng giảm dần, ảnh hưởng tới khả năng tài trợ cho các dự án trung dài hạn của DNNVV.
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rằng cơ cấu dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng dư nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa qua từng năm, tỷ trọng nợ trung hạn trong tổng cơ cấu nợ vẫn rất thấp.
9 4 2 2 3
Doanh số cho vay DNNVV 58
4- 962 1.21
6 1 1.59 4 2.06
Tính đến ngày 31/12/2008 dư nợ ngắn hạn chiếm 89,43%/ tổng dư nợ, trong khi đó trung, dài hạn chỉ chiếm 10,57%. Đến các năm 2009, 2010, 2011, 2012 tỷ lệ cho vay ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ, tỷ trọng cho vay trung hạn và dài hạn có tăng lên nhưng đó vẫn là những con số rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể là dư nợ trung hạn năm 2009, 2010, 2011, 2012 lần lượt là 14,59 %, 19,52%, 17,1% và 18,19% trong tổng dư nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Mục tiêu của ngân hàng trong việc cấp vốn cho vay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là: chủ yếu ưu tiên tài trợ cho những phương án sản xuất kinh doanh ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa như bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ, thanh toán tiền hàng trong nước theo hợp đồng mua bán, thanh toán tiền hàng nhập khẩu mua nguyên vật liệu, hàng hóa. Các doanh nghiệp vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm hiện đại hoá quy trình sản xuất và công nghệ. Nhìn chung, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn mang tính nhỏ lẻ nhiều rủi ro, việc cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa còn cần thận trọng. Những doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có năng lực tài chính tốt, có được phương án sản xuất kinh doanh khả thi thì mới có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn trung và dài hạn. Do vậy mà hiện nay tỷ trọng cho vay trung và dài hạn nhỏ hơn rất nhiều so với cho vay ngắn hạn đối với loại