Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 0108 giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 114 - 116)

Nhân lực là vốn quý, trong điều kiện các ngân hàng ngang tầm nhau về công nghệ, sản phẩm dịch vụ, giá cả thì nhân lực chính là mấu chốt của sự cạnh tranh. Để có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngày càng cao, chi nhánh cần phải:

Coi trọng công tác đào tạo cán bộ. Đội ngũ cán bộ cần được tập huấn, đào tạo thường xuyên để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, phục vụ tốt hơn cho công việc. Đào tạo cần tập trung vào hai nội dung chính là trình độ chuyên môn và kỹ năng công tác, giúp chi nhánh hình thành đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và năng động. Đào tạo cần được xem là trách nhiệm của cả hai phía, phía chi nhánh và phía bản thân cán bộ. Về phía chi nhánh cần có những chương trình đào tạo, tập huấn

thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn và trang bị thêm các kiến thức hỗ trợ khác cho cán bộ làm công tác tín dụng như luật pháp, kinh tế xã hội, kiến thức cơ bản về các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế, giúp cán bộ có đủ điều kiện thẩm định hoặc tư vấn cho doanh nghiệp lập các dự án sản xuất kinh doanh, góp phần đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng. Về phía bản thân cán bộ, cần tích cực, chủ động tìm tòi, học hỏi, tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phục vụ tốt hơn cho công việc được giao.

Rèn luyện đạo đức cán bộ. Hoạt động ngân hàng ngày nay diễn biến phức tạp với nhiều vụ việc tiêu cực liên quan đến đạo đức cán bộ như: lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản của khách hàng, dùng các thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt tài sản của ngân hang... đòi hỏi chi nhánh cần hết sức chú trọng đến công tác bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cho cán bộ. Rèn luyện đạo đức thông qua tuyên truyền, phổ biến các tiêu chuẩn đạo đức, qua phát động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, qua bồi dưỡng lý luận, tư tưởng chính trị. nhằm ngăn ngừa rủi ro do đạo đức cán bộ gây ra.

Bố trí cán bộ đúng người đúng việc. Mỗi con người thường có những thế mạnh và điểm yếu nhất định, thế nên các cấp lãnh đạo cần nắm rõ điều này để bố trí cán bộ vào những vị trí phù hợp sao cho có thể phát huy tối đa điểm mạnh và hạn chế thấp nhất điểm yếu của cán bộ, đảm bảo hiệu quả chung cho hoạt động của chi nhánh. Bên cạnh đó, chi nhánh cần có cơ chế luân chuyển cán bộ định kỳ để tạo cho cán bộ trở thành con người năng động hơn, đồng thời hạn chế nguy cơ rủi ro nảy sinh do những mối quan hệ không lành mạnh giữa CBTD với khách hàng.

Thực hiện chế độ đãi ngộ hợp lý và thưởng phạt phân minh. Trong bối cảnh cạnh tranh về nguồn nhân lực ngày càng gay gắt, để giữ chân cán bộ có năng lực và thu hút nhân tài, chi nhánh cần có chế độ đãi ngộ cán bộ hợp lý gồm: mức lương tương xứng với kết quả công việc, môi trường làm việc thoải mái và có cơ hội thăng tiến. Ngược lại, những cán bộ yếu kém, cần có chế tài xử lý để giúp cán bộ rút kinh nghiệm, thực thi công việc tốt hơn hoặc đào thải để tuyển dụng mới cán bộ có chất lượng cao hơn.

Chuẩn hóa khâu tuyển dụng. Để có được đội ngũ cán bộ có năng lực về sau, trước hết chi nhánh cần chuẩn hóa ngay từ khâu tuyển dụng bằng cách: đề ra các tiêu chí chặt chẽ cho ứng viên, tổ chức thi tuyển nhân viên nghiêm túc, công bằng, khách quan để có thể tìm được ứng viên xứng đáng, quan sát, đánh giá xác đáng quá trình thử việc của ứng cử viên để loại bỏ ứng viên không đáp ứng tốt công việc.

Một phần của tài liệu 0108 giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 114 - 116)