Nội dung quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh theo mô hình cipo ở các trung tâm tiếng anh tại thành phố hà nội (Trang 25 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Nội dung quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo mơ hình

tại các trung tâm tiếng Anh

Từ mơ hình CIPO căn bản, nghiên cứu này xem xét bốn yếu tố của mơ hình CIPO được thể hiện như trong hình 2. Những nội dung cụ thể trong bốn yếu tố của mơ hình CIPO được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:

Hình 3: Mơ hình CIPO tại Trung tâm tiếng Anh

Mỗi mơ hình sẽ thể hiện những ưu điểm giúp các nhà quản lý xây dựng, thực hiện và điều chỉnh những sách lược, kế hoạch cho tổ chức vận hành. Mô hình CIPO cũng khơng là một ngoại lệ. Mơ hình CIPO có ba (03) ưu điểm sau đây:

Thứ nhất, mơ hình quản lý CIPO sẽ phân tách các yếu tố, nên ban lãnh

đạo có thể tách biệt quyền lợi và trách nhiệm. Dựa vào đó, các bộ phận thực hiện và quản lý không bị chồng chéo. Trong các yếu tố của mơ hình CIPO, các bộ phận quản lý cho các bộ phận đầu vào, đầu ra, bối cảnh và quá trình sẽ khác nhau. Vì thế, trong quá trình vận hành khi nảy sinh vấn đề, bộ phận quản lý cấp cao có thể phân tách trách nhiệm để rút kinh nghiệm hoặc áp dụng các hình thức xử lý khác nhau. Đồng thời, trong hoạt động trung tâm đạt được những thành quả thì các bộ phận quản lý cũng nhận biết được những điểm mạnh ở các bộ phận nào trong mơ hình CIPO để phát huy.

Yếu tố bối cảnh (Context)

- Điều kiện KT -CT- VH- XH - Hồn cảnh gia đình

- Tâm lí học viên - Môi trường cạnh tranh - Đặc điểm dạy học tiếng Anh

Yếu tố đầu vào (Input)

- Khung chương trình học - Phát triển giáo viên - Phát triển học viên - Cơ sở vật chất Yếu tố đầu ra (Outcome) - Kết quả đầu ra của học viên; - Mức độ Hài lịng của học viên và gia đình

Yếu tố Quá trình (Process)

- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học

- Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học - Quản lý hoạt động dạy của

giáo viên

- Quản lý hoạt động học của học viên

- Kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học

Thứ hai, trong mơ hình quản lý CIPO, các yếu tố độc lập nhưng có ảnh

hưởng và tác động lên các yếu tố còn lại. Do các yếu tố độc lập nên việc quản lý các yếu tố đó cũng riêng biệt và cách vận hành các yếu tố cũng sẽ khác nhau. Những yếu tố trong mơ hình CIPO có những đặc điểm khác biệt nên những thành tố liên quan đến thực hiện và quản lý cũng có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên những đặc điểm riêng đó trong cả một mơ hình CIPO sẽ có ảnh hưởng và tác động lên nhau và khi cần sự phối hợp thì các bộ phận quản lý cũng sẽ tìm ra nguyên nhân của vấn đề để cùng nhau xử lý giúp cho bộ máy quản lý tốt hơn.

Thứ ba, ưu điểm của mơ hình CIPO thể hiện rõ nét ở hai yếu tố bối cảnh

và yếu tố q trình. Hai yếu tố nêu trên tuy khơng liên quan trực tiếp đến kết quả của một một khóa học hay kết quả kỳ vọng của tổ chức nhưng chúng có ảnh hưởng lớn đến kết quả đầu ra của học viên (Outcome). Những trung tâm tiếng Anh trên Hà Nội dù là thương hiệu nổi tiếng hay mới thành lập đều cần quan tâm đến hai yếu tố trên. Ở từng giai đoạn việc tập trung nguồn lực cho quản lý cho yếu tố bối cảnh và q trình có thể thay đổi nhưng ở bất cứ giai đoạn nào ban lãnh đạo nên có kế hoạch quản lý cho hai yếu tố trên.

Bất cứ một mơ hình nào cũng có những điểm hạn chế. Mơ hình CIPO địi hỏi thời gian dài để xây dựng và thực hiện nên ban lãnh đạo sẽ cân nhắc việc thực hiện CIPO. Đây là một khó khăn đặt ra cho mơ hình CIPO. Cần nói rằng, trong ngành giáo dục nói chung và đào tạo tiếng Anh nói riêng, việc đánh giá hiệu quả của CIPO là một q trình cơng phu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi mơ hình CIPO được áp dụng trong giáo dục, các nhà lãnh đạo cần lên kế hoạch sớm và việc thực hiện các thành tố của các yếu tố cần theo lộ trình nên việc ra quyết định, điều chỉnh cần thời gian dài. (Claire Shewbridge, 2011). Tuy nhiên, trên thực tế trong hoạt động ở các trung tâm tiếng Anh, ban lãnh đạo cần đưa ra những quyết định nhanh chóng và thời gian thực hiện điều

chỉnh đó khơng phù hợp với kế hoạch trong yếu tố quá trình CIPO và khiến ban lãnh sẽ hoài nghi về kết quả của mơ hình CIPO và chưa thực sự tìm thấy sự phù hợp của mơ hình CIPO khi áp dụng. Tuy nhiên, hạn chế này tùy vào từng giai đoạn phát triển của các tổ chức và phụ thuộc vào định hướng và chiến lược của các công ty mà ban lãnh đạo sẽ cân nhắc thời điểm xây dựng và sẽ phát triển những thành tố trong các yếu tố của CIPO.

Với những bằng chứng cả về lý luận và thực tiễn nêu trên, trong luận văn này, nhóm nghiên cứu có mục tiêu tìm hiểu thực trạng các quá trình cụ thể trong mơ hình CIPO ở một số trung tâm đào tạo tiếng Anh tại Hà Nội; trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp hỗ trợ các trung tâm này hồn thiện mơ hình CIPO để nâng cao hiệu quả trong quản lý dạy và học tại trung tâm.

Nội dung quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo mơ hình CIPO tại các trung tâm tiếng Anh được xem xét cụ thể như sau:

1.3.1. Quản lý yếu tố đầu vào

Trong mơ hình CIPO, quản lý yếu tố đầu vào bao gồm nhưng không giới hạn yếu tố quản lý khung chương trình học, quản lý học viên, quản lý giáo viên, quản lý cơ sở vật chất.

Quản lý các yếu tố đầu vào nêu trên là sự quản lý của các bộ phận học thuật, bộ phận bán hàng, bộ phận chăm sóc khách hàng.

1.3.1.1. Quản lý khung chương trình học

Khung chương trình học là yếu tố đầu vào tạo sự khác biệt về sản phẩm cho từng trung tâm tiếng Anh. Khung chương trình bao gồm nội dung học đáp ứng nhu cầu của học viên và là tham chiếu để đánh giá giáo viên và đánh giá kết quả đầu ra. Theo mơ hình tổ chức, bộ phận học thuật đảm nhiệm sẽ quản lý việc xây dựng khung chương trình học. Nhiệm vụ của bộ phận học thuật là xây dựng khung chương trình học của các trung tâm. Đồng thời, bộ phận học thuật cũng có nhiệm vụ giám sát q trình áp dụng khung chương trình học theo từng

khóa và đưa ra điều chỉnh (nếu có) để đáp ứng nguyện vọng của học viên và đảm bảo cam kết đầu ra.

Khung chương trình học bao gồm nội dung học và đó là tiêu chí để các giáo viên xây dựng chi tiết bài giảng và thực hiện trên lớp. Nội dung học sẽ giúp cho giáo viên truyền thụ kiến thức và đánh giá quá trình học cũng như quá trình kiểm tra kết quả bài học và đầu ra của khóa học.

1.3.1.2. Quản lý học viên

Quản lý học viên tại hai trung tâm sẽ do bộ phận tuyển sinh, bộ phận chăm sóc khách hàng và bộ phận học thuật phối hợp thực hiện. Để tuyển sinh cho trung tâm, bộ phận tuyển sinh sẽ mang lại khách hàng cho trung tâm. Hồ sơ những thông tin chung của học viên sẽ do bộ phận tuyển sinh thu thập. Sau khi học viên trở thành khách hàng của trung tâm, bộ phận học thuật sẽ thực hiện đánh giá năng lực cho từng học viên về tiếng Anh bằng những công cụ kiểm tra đánh giá đầu vào. Bên cạnh đó, bộ phận học thuật cũng có nhiệm vụ đánh giá các học viên trong quá trình học tập tại trung tâm để đưa ra những hỗ trợ về chuyên môn cho các học viên nhằm hướng tới đạt được kết quả đầu ra. Từ đó, bộ phận học thuật sẽ sắp xếp và tư vấn lộ trình học tiếng Anh cho học viên. Ở bước tiếp theo và trong suốt q trình học tập, bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ quản lý hồ sơ của học viên. Bộ phận chăm sóc khách hàng là đầu mối liên lạc giữa học viên, gia đình, và trung tâm và hỗ trợ học viên trong học tập và hướng tới kết quả đầu ra.

1.3.1.3. Quản lý giáo viên

Bộ phận học thuật và bộ phận giám sát chất lượng có nhiệm vụ quản lý giáo viên. Ở các trung tâm đào tạo tiếng Anh, giáo viên là yếu tố cốt lõi đảm bảo chất lượng và sự bền vững của trung tâm. Đội ngũ giáo viên sẽ là những người truyền lửa cho học sinh và là yếu tố quan trọng giúp học sinh chọn học tại một trung tâm trong thời gian dài hay ngắn. Phương pháp sư phạm của mỗi

giáo viên sẽ có thể là nguồn động lực cho học viên nỗ lực và giúp các em tự học tốt. Vì thế phương pháp sư phạm của mỗi giáo viên là yếu tố đặc biệt. Mỗi trung tâm sẽ thu hút các giáo viên với những đặc điểm và phương pháp dạy học của riêng mình. Bộ phận học thuật sẽ đánh giá giáo viên theo bộ tiêu chí và quy trình quản lý giáo viên. Bên cạnh đó, bộ phận học thuật sẽ đánh giá giáo viên qua nhận xét và phản hồi của học viên. Một tiêu chí để quản lý giáo viên là kết quả đầu ra của khóa học để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện công việc của giáo viên. Đồng thời, bộ phận giám sát chất lượng của trung tâm cũng có trách nhiệm quản lý giáo viên về những vấn đề không liên quan đến chuyên môn như thái độ, hành vi, v.v.

1.3.1.4. Quản lý cơ sở vật chất

Trong những yếu tố đầu vào, cơ sở vật chất là một yếu tố tác động lên tâm lí của con người. Yếu tố cơ sở vật chất chính là hình ảnh của một trung tâm. Việc xây dựng cơ sở vật chất khi trung tâm mới thành lập nằm trong định hướng phát triển của trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học viên. Cơ sở vật chất là khái niệm chỉ các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học. Đồng thời cơ sở vật chất hiện đại bao gồm thiết kế giao diện, nội thất nhằm thu hút người học và giáo viên giúp tạo sự thoải mái giúp học viên và giáo viên dạy và học đạt kết quả cao nhất khi tham gia học tại trung tâm. Tuy nhiên, sau khi trung tâm đã hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất, ban lãnh đạo của trung tâm sẽ phân bổ nguồn lực và tài chính để duy trì và đảm bảo chất lượng của cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của người học hiện tại và thu hút khách hàng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh theo mô hình cipo ở các trung tâm tiếng anh tại thành phố hà nội (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)