Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh theo mô hình cipo ở các trung tâm tiếng anh tại thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

2.1. Tình hình hoạt động dạy học tiếng Anh tại Hà Nội

2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nghiên cứu thực tiễn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích: Nhằm đánh giá thực trạng hoạt động dạy học tại ba trung tâm

tiếng Anh theo phương pháp định lượng.

Đối tượng khảo sát: tác giả luận văn đã tiến hành phát phiếu điều tra xin

ý kiến của 31 người (bao gồm 6 giáo viên, và 25 học viên).

Nội dung khảo sát: Qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, luận văn

sẽ tìm hiểu thực tế về hoạt động dạy và học tại từng trung tâm theo từng yếu tố Đầu vào, Đầu ra, Quá trình và bối cảnh trong mơ hình CIPO.

Bảng hỏi dành cho giáo viên nhằm tìm hiểu: mức độ Hài lòng của giáo viên với quản lý yếu tố đầu vào (khung chương trình và tài liệu giảng dạy, cơ sở vật chất, quản lý yếu tố q trình (hỗ trợ các giáo viên trong cơng việc của họ) trong mơ hình CIPO tại ba trung tâm tiếng Anh

Bảng hỏi dành cho học viên nhằm tìm hiểu: sự Hài lịng của học viên với quản lý yếu tố đầu vào (khung chương trình học, giáo viên, cơ sở vật chất), quản lý yếu tố quá trình (sự hỗ trợ của giáo viên, bộ phận học thuật, bộ phận chăm sóc khách hàng và bộ phận kiểm sốt chất lượng).

Quy trình thực hiện:

- Xây dựng nội dung bảng hỏi. - Lập bảng hỏi

- Xác định đối tượng người khảo sát - Tiến hành khảo sát

- Thu thập và xử lý số liệu các phiếu khảo sát.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích: Mục đích của phương pháp phỏng vấn sâu: Nhằm đánh giá cụ

thể hơn thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại ba trung tâm tiếng Anh mà luận văn lựa chọn nghiên cứu.

Đối tượng phỏng vấn sâu: số lượng mẫu khách thể tại ba trung tâm GPA

Việt Nam, FABL Việt Nam, TLT Academy là 20 người, bao gồm lãnh đạo trung tâm (5 người), giáo viên tham gia giảng dạy (3 người), học viên theo học tại các trung tâm (12 người); trong đó có 9/20 là nam, 11/20 là nữ.

Nội dung phỏng vấn sâu:

Bộ cơng cụ phỏng vấn sâu có 3 phiên bản: phiên bản dành cho các lãnh đạo trung tâm (phù hợp với từng bộ phận), phiên bản dành cho các giáo viên và phiên bản dành cho học viên. Mỗi phiên bản đều có các câu hỏi được thiết kế theo các yếu tố: Bối cảnh (Context): 12 câu hỏi, Đầu vào (Input): 15 câu hỏi, Quá trình (Process): 21 câu hỏi, và Đầu ra (Output/Outcome): 17 câu hỏi.

- Xây dựng nội dung bảng hỏi phỏng vấn sâu. - Xác định đối tượng người được phỏng vấn - Tiến hành phỏng vấn sâu

- Thu thập và phân tích kết quả phỏng vấn sâu.

Các phỏng vấn sâu được thực hiện từ 10.2020 đến tháng 4.2021.

Việc xử lý số liệu được thực hiện theo phương pháp định tính, dựa trên nội dung các phỏng vấn sâu.

2.2.3 Phương pháp quan sát

Mục đích: Phương pháp quan sát giúp cho người thực hiện nghiên cứu

quan sát các hoạt động tại các trung tâm tiếng Anh.

Đối tượng quan sát: Nghiên cứu thực hiện quan sát trên những đối tượng

học viên, giáo viên, bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận học thuật. Số lượng khách thể quan sát tại ba trung tâm GPA, FABL, TLT Academy gồm 31 người bao gồm lãnh đạo công ty (5 người), giáo viên (6 người), bộ phận học thuật (3 người), bộ phận chăm sóc khách hàng (6 người) và học viên (11 người).

Nội dung quan sát: Nghiên cứu thực hiện nghiên cứu tại từng bộ phận

của các trung tâm tiếng Anh là đối tượng nghiên cứu ở mơi trường hoạt động bình thường. Đối với các bộ phận tuyển sinh, chăm sóc khách hàng, bộ phận học thuật, người thực hiện luận văn sẽ quan sát các công việc hàng ngày của các bộ phận, tham gia cuộc họp, đào tạo chuyên môn của bộ phận học thuật để quan sát hoạt động, thái độ, hành vi của các cán bộ trong bộ phận này. Đối với học viên, người thực hiện luận văn có cơ hội tham gia một số buổi học để quan sát các hoạt động trong các giờ học.

Các quan sát được thực hiện từ 10.2020 đến tháng 4.2021.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh theo mô hình cipo ở các trung tâm tiếng anh tại thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)