Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo mơ hình CIPO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh theo mô hình cipo ở các trung tâm tiếng anh tại thành phố hà nội (Trang 43 - 51)

2.1. Tình hình hoạt động dạy học tiếng Anh tại Hà Nội

2.3.Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo mơ hình CIPO

Khi nghiên cứu về quản lý dạy học theo mơ hình CIPO tại Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng, những trung tâm dạy tiếng Anh có quy mơ lớn cho đến những mơ hình dạy tiếng Anh theo quy mơ hình lớp cá nhân, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng bộ phận lãnh đạo chưa quan tâm đến việc xây dựng hay áp dụng mơ hình quản lý dạy và học theo CIPO. Hay nói cách khác, mơ

thực tiễn. Trong mơ hình này, các nhà quản lý cần xây dựng bộ máy quản lý phân tách trách nhiệm rõ ràng và độc lập, và đòi hỏi nguồn nhân viên với số lượng nhiều ở tất cả các bộ phận. Nhưng thực tế, bộ phận nhân sự trong thời gian xây dựng và phát triển một trung tâm dạy tiếng Anh cần đầu tư về tài chính nhất là bộ phận tuyển sinh và bộ phận học thuật. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng đồng bộ đòi hỏi số lượng lớn về nguồn nhân viên và nguồn tiền đầu tư. Vì những yếu tố khách quan và chủ quan nêu trên tại các trung tâm dạy tiếng Anh tại Hà Nội, mơ hình CIPO chưa được xây dựng và áp dụng. Dưới đây là các kết quả phỏng vấn sâu minh chứng cho thực trạng này.

Để đánh giá quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo mơ hình CIPO tại các trung tâm tiếng Anh, luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với số lượng mẫu khách thể tại ba trung tâm GPA Việt Nam, FABL Việt Nam, TLT Academy là 20 người, bao gồm lãnh đạo trung tâm (5 người), giáo viên tham gia giảng dạy (3 người), học viên theo học tại các trung tâm (12 người); trong đó có 9/20 là nam, 11/20 là nữ. Kết quả cụ thể như sau:

2.3.1. Thực trạng quản lý đầu vào

Trong quản lý yếu tố Đầu vào, nghiên cứu thu thập ý kiến về khung chương trình học, quản lý học viên, quản lý giáo viên, cơ sở vật chất. Khi được hỏi về chương trình học, trung tâm GPA Việt Nam “đã hồn thiện các chương

trình học cho tất cả các đối tượng” (Ý kiến của quản lý học thuật); trong khi

đó, ở trung tâm FABL Việt Nam và TLT Academy, “chương trình học vẫn

đang trong giai đoạn xây dựng”. Khi được hỏi về đối tượng học viên, về đối

tượng khách hàng mục tiêu, trung tâm GPA Việt Nam hướng tới khách hàng

từ 8 đến 15 tuổi, khách hàng của trung tâm FABL Việt Nam là mầm non, cấp ba, luyện thi IELTS đi du học và định cư. Ở trung tâm TLT Academy, khách

học các giám đốc trung tâm đều nhận định quy mô lớp học tại trung tâm mình là từ 1 đến 10 học viên.

Về đội ngũ giáo viên, quản lý học thuật trung tâm GPA Việt Nam khẳng định “đội ngũ giáo viên là 20 giáo viên bao gồm giáo viên ít kinh nghiệm và

những giáo viên kinh nghiệm cao”. Trong công tác quản lý giáo viên, quản lý

học thuật của trung tâm cho biết: “họ thường xuyên tổ chức đào tạo nội bộ”. Hoạt động này giúp trung tâm dần nâng cao và củng cố chất lượng giảng dạy của giáo viên, gia tăng sự trao đổi và sự liên kết giữa họ. Tại trung tâm FABL Việt Nam và TLT Academy, giáo viên là những người có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy; vì vậy, bộ phận học thuật phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giáo viên. Tuy nhiên, ở trung tâm FABL Việt Nam, do có bộ phận quản lý chất lượng độc lập nên “giáo viên trực thuộc sự quản lý của bộ phận đào tạo và bộ

phận quản lý chất lượng” (Ý kiến của giám đốc vận hành).

Khi được hỏi về cơ sở vật chất, đa số giáo viên đều Hài lòng với cơ sở vật chất của trung tâm và 1 giáo viên cũng như 3/12 học viên chưa thật sự Hài lòng với cơ sở vật chất mà trung tâm trang bị: “Em Hài lịng với trang trí nhưng

nếu trung tâm mở cửa sổ nhìn ra khơng gian mở thì hay hơn” (Ý kiến của một

học viên thuộc trung tâm GPA Việt Nam).

2.3.2. Thực trạng quản lý quá trình

Trong quản lý về quá trình, các câu hỏi của nghiên cứu tập trung đánh giá các quá trình tại trung tâm FABL Việt Nam bao gồm: Quá trình tuyển sinh, Quá trình dạy, Quá trình học, Quá trình đánh giá học viên. Khi được hỏi về hiện tại quá trình tuyển sinh có được phân cơng theo chỉ số cơng việc (KPI) và thực hiện các chính sách hoa hồng hay khơng, 5/5 lãnh đạo trung tâm đều nêu rõ kế hoạch chi tiết của phân công theo chỉ số KPI. Tuy nhiên, cách xây dựng và thực hiện phân công KPI ở ba trung tâm khác nhau. Tại trung tâm GPA Việt

quý. Tại trung tâm TLT Academy, lãnh đạo trung tâm TLT Academy chưa áp dụng KPI vì đang trong q trình xây dựng mơ hình vận hành.

Khi được hỏi về cách xây dựng chính sách hoa hồng, các lãnh đạo nêu các ý kiến có điểm tương đồng và khác biệt. Đối với trung tâm GPA Việt Nam và FABL Việt Nam, chính sách hoa hồng dựa trên chỉ tiêu kinh doanh cá nhân

và cả nhóm. Tuy nhiên tại trung tâm GPA Việt Nam, “trung tâm TLT Academy có chính sách thưởng nóng khơng cố định nhằm thúc đẩy kinh doanh tại một thời điểm nào đó” (Ý kiến của Giám đốc trung tâm GPA Việt Nam). Liên quan

đến quá trình dạy, 3/3 giám đốc trung tâm và giám đốc học thuật đều đồng ý

quan điểm về tiêu chí tuyển giáo viên và đào tạo giáo viên. Tất cả các giám đốc

đều cho rằng “q trình tuyển dụng giáo viên là hồn toàn thuộc trách nhiệm

của quản lý học thuật”. Tuy nhiên, tại trung tâm GPA Việt Nam, “yêu cầu về sắp xếp giáo viên sẽ tính đến yếu tố phù hợp của giáo viên với đối tượng khách hàng” (Ý kiến của Giám đốc kinh doanh trung tâm GPA Việt Nam). Trên thực

tế, cách quản lý giáo viên ở trung tâm GPA Việt Nam, FABL Việt Nam và TLT Academy là khác nhau. Nếu như ở trung tâm GPA Việt Nam, quản lý giáo viên do “bộ phận đào tạo thực hiện gồm đào tạo, dự giờ và cách xử lý tình huống

của giáo viên với những trường hợp liên quan đến chuyên môn” (Ý kiến của

quản lý học thuật trung tâm GPA Việt Nam), thì tại trung tâm FABL Việt Nam, công tác “quản lý giáo viên do bộ phận quản lý chất lượng thực hiện. Bộ phận

quản lý chất lượng làm việc độc lập với bộ phận học thuật. Quản lý chất lượng bao gồm quản lý giảng dạy, sự tham gia hoạt động trong lớp” (Ý kiến của Quản

lý vận hành của trung tâm FABL Việt Nam). Còn hiện tại, trung tâm TLT Academy chưa thiết lập quá trình quản lý giáo viên.

Trong quá trình quản lý giáo viên và đào tạo giáo viên, trung tâm GPA thực hiện tốt. Anh quản lý nói: “Tại GPA, chúng tơi có kế hoạch đào tạo giáo

hoạch bài giảng, thiết kế bài giảng, chuyển từ trên lớp lên trực tuyến để hiệu quả), On-demand training lộ trình học cho các bậc học khác nhau: Độ tuổi và sản phẩm học sinh học và trên lớp. Số lượng học sinh, sản phẩm, độ tuổi. On demand, với cấp 1 khi tiếp cận dạy và học hình thành thói quen (personal identity) áp dụng cho các hoạt động trong lớp; Bên cạnh đó giáo viên được đánh giá qua cách xử lý tình huống.)

Đối với quản lý quá trình học, trung tâm GPA Việt Nam quản lý học dựa vào sản phẩm có đầu ra để đánh giá kết quả của quá trình học. Quản lý học thuật cũng “dựa vào chia sẻ của học sinh theo bảng hỏi và đội ngũ tuyển sinh

có gần gũi để chia sẻ với học viên” (Ý kiến của quản lý học thuật trung tâm

GPA Việt Nam). Trong khi đó, trung tâm FABL Việt Nam quản lý quá trình học qua phần mềm. “Mỗi phụ huynh được cấp 1 tài khoản để biết kết quả cho

từng buổi học” (Ý kiến của giám đốc vận hành trung tâm FABL Việt Nam). Ở

trung tâm TLT Academy, việc quản lý học là “phụ thuộc vào cảm nhận của

học sinh và tiến bộ trong quá trình học của học viên” (Ý kiến của giáo viên

trung tâm TLT Academy).

Liên quan đến quá trình đánh giá học viên, ba trung tâm thực hiện cách thức quản lý khác nhau. Cụ thể là: Tại trung tâm GPA Việt Nam, quá trình đánh giá học viên dựa vào các bài kiểm tra định kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ. “Việc đánh

giá và nhận xét của học viên được thực hiện trên phần mềm để gửi về cho gia đình và học viên sau mỗi buổi học” (Ý kiến của quản lý học thuật trung tâm

GPA Việt Nam). Đối với trung tâm FABL Việt Nam, “việc đánh giá học viên

dựa vào phản hồi của giáo viên và định kỳ sau 4 buổi, 8 buổi sẽ gửi báo cáo tổng hợp về cho bố mẹ” (Giám đốc vận hành trung tâm FABL Việt Nam trao

đổi). Với trung tâm TLT Academy, “sau mỗi buổi học hoặc sau mỗi tuần, cán

của giáo viên đến từng học viên” (Ý kiến của một giáo viên trung tâm TLT

Academy).

2.3.3. Thực trạng quản lý đầu ra

Trong các thông tin liên quan đến quản lý đầu ra, nghiên cứu tập hợp ý kiến phỏng vấn sâu về cam kết đầu ra và mức độ Hài lòng của học viên và gia đình. Có 18/20 học viên đều Hài lòng với giáo viên và kết quả đầu ra. Một học viên tại trung tâm GPA Việt Nam nhận định: “Không chỉ các thày cô, các cán

bộ quan tâm đến học tập và tâm lí mà các thày cơ quan tâm hỏi han và động viên em trong quá trình học”.

Đồng thời tại ba trung tâm tiếng Anh, khi phỏng vấn sâu tại GPA thì số lượng học viên đăng ký từ 2 đến 3 khóa học trong thời gian 1 năm là nhiều. Nhưng do các khóa học khơng có tính kết nối nên thời gian các học viên học tại GPA chưa dài hơn.

Tại FABL Việt Nam, trong chương trình đào tạo đối với các đối tượng khách hàng khác nhau, nội dung và khung chương trình học khác nhau nên các học viên sẽ khác nhau về độ tuổi. Đồng thời các chương trình học khơng có tính kế thừa nên thời gian một học viên gắn bó với trung tâm khơng lâu.

Tại TLT Academy, do thời gian thành lập được và sản phẩm chủ đạo là luyện thi IELTS. Bản chất của sản phẩm này thì thời gian học là ngắn và cấp tốc nên các học viên khơng gắn bó với trung tâm trong thời gian dài.

Đồng thời sản phẩm đào tạo IELTS là sản phẩm tiếng Anh cần kết quả đầu ra và phụ huynh cũng như học viên sẽ đòi hỏi cam kết đầu ra của trung tâm và vì thế đối với ba trung tâm, việc quản lý kết quả đầu ra của khóa học phụ thuộc vào khung chương trình và chất lượng giáo viên. Đây là cơng việc khó khăn vì mang tính chủ quan của giáo viên.

2.3.4. Thực trạng quản lý bối cảnh

Trong quản lý Bối cảnh, nghiên cứu thu thập thông tin về những yếu tố khách quan và chủ quan tác động lên hoạt động tuyển sinh, và bối cảnh và tâm lý gia đình cũng như học viên. Những người được hỏi đã nêu ra một số yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng đến việc tuyển sinh đầu vào của các trung tâm, chẳng hạn như: dịch COVID 19, thu nhập của gia đình (3/3 giám đốc trung tâm trả lời). Bên cạnh đó, 1 trong 4 giám đốc cho rằng “những yếu tố

chủ quan và khách quan là thời điểm tuyển sinh cao điểm và thấp điểm, thời điểm các cuộc thi diễn ra, tình hình dịch bệnh, do nhu cầu thị trường, tình hình kinh tế và thời gian mở lớp” (Giám đốc trung tâm kiêm giám đốc kinh doanh

trung tâm GPA Việt Nam). Tại cả ba trung tâm, đa số lãnh đạo trả lời là chưa thực hiện thu thập thơng tin sâu về bối cảnh của gia đình vì “khơng đào sâu vào

đời tư của gia đình”. (Quản lý tuyển sinh trung tâm GPA Việt Nam nêu ý kiến).

Đồng thời, khi được hỏi về những đề xuất cá nhân của các giám đốc trung tâm, các lãnh đạo để đề đạt nội dung như sau:

Tại GPA Việt Nam, “tơi đề xuất có nhiều và thường xuyên đào tạo cho

nhân viên cần làm thêm để giữ chân nhân sự. Sau khi hợp đồng thê nhà kết thúc thì nên tìm địa điểm khác vì địa điểm khơng thuận lợi cho tuyển sinh. Tôi cũng mong muốn ban lãnh đạo nói chung và bộ phận học thuật nghiên cứu xây dựng chương trình học dài hon vì chương trình của GPA khá là ngắn và khơng nối tiếp. Trong bán hàng mong muốn bán nhiều sản phẩm để giảm bớt chi phí bán hàng. Tơi cũng mong muốn GPA phát triển chương trình B2B.” (Giám đốc

trung tâm GPA chia sẻ).

Một lãnh đạo nữ khác tại FABL Việt Nam chia sẻ về những đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm: “Từ Góc độ quản lý, tơi mong các bộ

tăng hình ảnh hơn. Dịch vụ gia tăng cho Bridge English phát triển mạnh bao gồm: trại hè và bán trú để các học sinh trải nghiệm vì khơng cịn học hè và có thể giúp phát triển năng lực của học viên. Chương trình học thêm: music bằng tiếng Anh, ngoại khóa trải nghiệm học mà chơi, phát triển kỹ năng mềm, đưa đón học sinh từ trường sau khi học chính khóa.”

Trong những đề xuất từ lãnh đạo, nữ giám đốc kinh doanh FABL Việt Nam chia sẻ những suy nghĩ về giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học là: “1 - Đối với giai đoạn đầu, khi tư vấn cho khóa học, cán bộ kinh doanh/tuyển

sinh chỉ đang hỏi đáp chung. Những thông tin cần vào quy trình là tìm hiểu tâm lí học viên và giáo viên và áp dụng cho các trung tâm. Tìm hiểu về kế hoạch kinh tế cho học tập lâu dài; 2- Orientation cho học viên thì tốt và chưa có orientation cho giáo viên giúp cho gv hiểu về học viên và học viên hiểu giáo viên và trên syllabus chung và dựa vào tâm tư học viên để bổ trợ để đạt được hiệu quả khóa học; 3- Giai đoạn sau khai giảng, buổi đầu tiên phương pháp luyện tâm được hỗ trợ về kỹ thuật thở. Các học viên thích là hiệu quả và giáo viên hỗ trợ giúp các bạn ý thở thực sự bỏ hết lo lắng và giáo viên bỏ hết stress để thở để bạn đạt được học tập cao nhất. Em nghĩ là nên đưa vào chung. Đây là quy trình chung khơng tồn bộ các lớp. 4- Khơng chỉ học viên từ phía gia đình gặp khó khăn, cán bộ, nội bộ và phụ huynh được hỗ trợ tối đa nhất tối thiểu ở ban lãnh đạo có chun mơn tâm lí hỗ trợ chính nội bộ của cơng ty là cán bộ sales, CS học viên thì các bạn có khó khăn. Thấy học viên gặp khó khăn trong q trình chăm sóc chun sâu về tâm lí. Hỗ trợ kịp thời về giải pháp và lịch đinh kỳ để tâm lí học tập, tâm lí giảng dạy để cởi mở hơn và giúp cho phụ huynh học sinh giải tỏa với con cái và trong gia đình. Đưa vào chu trình về nhân viên tâm lí theo dạng cơ hữu và bán thời gian.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh theo mô hình cipo ở các trung tâm tiếng anh tại thành phố hà nội (Trang 43 - 51)