Quản lý yếu tố quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh theo mô hình cipo ở các trung tâm tiếng anh tại thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Quản lý yếu tố quá trình

Quản lý yếu tố quá trình trong hoạt động dạy học bao gồm những nội dung sau: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học, quản lý việc thực hiện chương trình dạy học, quản lý hoạt động dạy của giáo viên, quản lý hoạt động học của học viên, kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học.

Trước hết, bộ phận học thuật sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học cho các tổ chức. Việc xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển của tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của học viên và mang tính đặc thù của mỗi tổ chức để tạo lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, bộ phận học thuật cũng quản lý chất lượng của kế hoạch dạy học nhằm hướng tới kết quả đầu ra của khóa học.

Thứ hai, sau khi kế hoạch dạy và học được hoàn thành và phê duyệt, bộ phận học thuật sẽ quản lý khâu thực hiện những nội dung đã được phê duyệt. Quá trình thực hiện chương trình dạy và học sẽ bám sát kế hoạch về nội dung và trình tự trong kế hoạch.

Thứ ba, sau khi kế hoạch dạy học được phê duyệt, những người thực hiện kế hoạch là đội ngũ giáo viên. Họ là người bám sát kế hoạch dạy học để thực hiện việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, bài giảng và thực hiện nội dung bài giảng. Tồn bộ cả q trình dạy của giáo viên chịu sự giám sát chất lượng của bộ phận học thuật. Đồng thời, những nhận xét và đánh giá của học viên cũng giúp cho bộ phận học thuật quản lý hoạt động của giáo viên được hiệu quả và chặt chẽ hơn. Quản lý giáo viên có thể thơng qua dự giờ, phiếu đánh giá và nhận xét từ học viên.

Thứ tư, bộ phận học thuật sẽ quản lý hoạt động của học viên. Quản lý hoạt động của học viên sẽ dựa trên sự tham gia của học viên trong tồn khóa học. Bộ phận học thuật cũng quản lý học viên thông qua những đánh giá về chuyên môn của những giáo viên tham gia giảng dạy.

Cuối cùng, trong quản lý yếu tố quá trình sẽ bao gồm kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học. Kiểm tra, giám sát sẽ được thực hiện bởi hai bộ phận là quản lý học thuật và kiểm soát chất lượng. Bộ phận học thuật sẽ dựa vào các bài kiểm tra và kết quả đầu ra là tiêu chí để giám sát quá trình thực hiện và kết

và đột xuất để kiểm tra thực hiện. Bên cạnh đó, bộ phận quản lý chất lượng sẽ kiểm tra định kỳ bộ phận học thuật trong quá trình thực hiện quản lý. Đây là quản lý chéo. Nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiểm sốt chất lượng sẽ kiểm tra chất lượng của hoạt động dạy và hoạt động học để đưa ra những điều chỉnh cho quá trình trên cơ sở thống nhất với bộ phận học thuật.

1.4.1. Quản lý yếu tố đầu ra

Nội dung quản lý đầu ra bao gồm quản lý kết quả đầu ra của các học viên và sự Hài lòng của học viên & phụ huynh. Bộ phận học thuật chịu trách nhiệm quản lý kết quả đầu ra dựa vào các kết quả các bài kiểm tra trong quá trình dạy học để đưa ra can thiệp cho những giai đoạn tiếp theo nhằm đảm bảo kết quả đầu ra. Những bài kiểm tra do bộ phận học thuật xây dựng độc lập khơng nằm trong khung chương trình học sẽ giúp cho việc đánh giá khách quan và sẽ đưa ra những can thiệp về nội dung, phương pháp sư phạm và những biện pháp khác phù hợp để giáo viên và học viên đạt được kết quả đầu ra của chương trình học.

Trong quản lý yếu tố đầu ra, tiêu chí đánh giá bao gồm cả mức độ Hài lòng của học sinh và phụ huynh. Tuy đây là yếu tố định tính nhưng sẽ thể hiện của việc đạt được kết quả đầu ra vì các học viên tại trung tâm sẽ theo học nhiều khóa học và gắn bó với trung tâm dài.

1.4.2. Quản lý yếu tố bối cảnh

Những yếu tố bối cảnh bao gồm điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội, hồn cảnh của mỗi gia đình, tâm lí của học viên, môi trường cạnh tranh, đặc điểm của dạy học tiếng Anh, và năng lực của người quản lý. Bối cảnh là những yếu tố ảnh hưởng đến đầu vào, quá trình và đầu ra. Trong hoạt động dạy học, bối cảnh của gia đình sẽ tác động đến yếu tố đầu vào, quá trình và đầu ra. Hồn cảnh gia đình sẽ tạo nên tính cách, thói quen, suy nghĩ và hành vi của mỗi con người. Chính vì thế, khi tham gia các khóa học tiếng Anh, mỗi học viên sẽ

có những mục tiêu và cách học tập khác nhau. Do đó, kết quả học tập hoặc đầu ra của mỗi học sinh là khác nhau. Một yếu tố ảnh hưởng tới quá trình học là tâm lý của các học viên. Tâm lý là các yếu tố xung quanh môi trường sinh sống, học tập và sức ép của gia đình hay bản thân mỗi học viên. Những yếu tố này cũng tác động đến q trình học tập và kết quả khóa học. Ở Hà Nội, khi chọn trung tâm học ngoại ngữ thì yếu tố giới thiệu, địa điểm và giáo viên ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định lựa chọn khóa học tiếng Anh. Các phụ huynh hay các học viên đa số tìm các thơng tin về giáo viên và các trung tâm gần nhà phù hợp cho mình. Yếu tố người giới thiệu trong việc chọn lựa khóa học có sức ảnh hưởng lớn nhất đến việc đưa ra quyết định của việc chọn khóa học.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn nêu các khái niệm và định nghĩa về các yếu tố liên quan và tác động đến hoạt động quản lý dạy học theo tiếp cận CIPO: Bối cảnh (Context), Đầu vào (Input), Quá trình (Process), Kết quả đầu ra (Outcome). Bên cạnh đó, chương 1 cũng trình bày về đặc điểm của các trung tâm tiếng Anh dựa vào các phân tích các yếu tố trong mơ hình CIPO. Trong chương này, luận văn cũng nêu những hoạt động liên quan đến quản lý hoạt động dạy học theo mơ hình CIPO.

Đây là những tiêu chí để đánh giá thực trạng quản lý dạy học cho các trung tâm tiếng Anh tại Hà Nội mà nội dung sẽ được thể hiện trong chương 2.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo mơ hình CIPO tại các trung tâm tiếng Anh ở Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh theo mô hình cipo ở các trung tâm tiếng anh tại thành phố hà nội (Trang 30 - 34)