- Tiêu chuẩn về trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện: Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp, tích cực
1.2.4. Về cách thức tiến hành hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch ĐTBD của ngành, VKSND cấp tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể để mở các lớp ĐTBD. Dựa trên kế hoạch này và công văn triệu tập của Vụ tổ chức cán bộ - VKSND tối cao, VKS địa phương cử các KSV đến cơ sở đào tạo của Ngành và các cơ sở ĐTBD của Ngành mở lớp đào tạo/bồi dưỡng theo nội dung chương trình khung và tài liệu đã được lãnh đạo VKSND tối cao phê duyệt. Vì vậy, cách thức tiến hành hoạt động ĐTBD đội ngũ KSV trong ngành KSND được thể hiện ở việc tổ chức thực hiện các chương trình ĐTBD và phương pháp ĐTBD.
Về cách thức tổ chức thực hiện các chương trình ĐTBD, căn cứ kế hoạch ĐTBD, các cơ sở đào tạo mở lớp (tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương) và tiến hành quản lý hoạt động giảng dạy, học tập trong chương trình.
Các khóa đào tạo KSV dài hạn như đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ có thể đào tạo tại các cơ sở đào tạo của Ngành và cơ sở đào tạo của một số Ngành, theo đó, các đơn vị trong toàn Ngành trên cơ sở nguyện vọng của KSV, lập danh sách đối tượng đi học và ra quyết định cử KSV tham dự thi tuyển đầu vào và khi trúng tuyển, Lãnh đạo đơn vị ra quyết định cử KSV đi học theo quy định của cơ sở đào tạo.
Các khóa bồi dưỡng do ngắn hạn nên cơ cấu tổ chức quản lý cũng đơn giản hơn, có thể có hoặc khơng có Ban cán sự lớp, không thành lập các tổ mà thực hiện sinh hoạt theo đồn. Cuối khóa học viên chỉ có bài thu hoạch để làm cơ sở đánh giá kết quả bồi dưỡng.
Về phương pháp ĐTBD, do đặc thù ĐTBD đội ngũ KSV trong ngành KSND là đào tạo nghề và bồi dưỡng nâng cao khả năng thực hiện hoạt động nghiệp vụ nên hoạt động ĐTBD được xây dựng bằng phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên, kết hợp tăng cường các hoạt động hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, chọn mơ hình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn ở cơ sở. Vì vậy, phương pháp đào tạo bồi dưỡng ở các đơn vị này cũng
mang những nét đặc thù của các “trường nghề” trên cơ sở những nguyên lý đào tạo chung đối với các đối tượng đặc thù đã nêu. Cụ thể là:
Thứ nhất, đối với đào tạo đội ngũ KSV
Do việc đào tạo KSV chủ yếu thơng qua hình thức đào tạo sau đại học nên phương pháp đào tạo đội ngũ KSV chủ yếu là áp dụng các phương pháp nhằm phát huy tính chủ động của học viên, vì vậy các “phương pháp giảng dạy tích cực”, “phương pháp học tập chủ động” ln ln đóng vai trị chủ đạo. Theo đó, buộc học viên phải tư duy và tham gia trực tiếp vào các hoạt động giải quyết vấn đề. Bằng cách tư duy về các khái niệm và phân tích, đánh giá các ý tưởng, qua đó đào tạo cho họ khả năng tư duy độc lập, kỹ năng áp dụng pháp luật và các thao tác thực hành nghề nghiệp cho người học. Học viên không chỉ học được nhiều hơn mà còn tự đánh giá được mình đã học cái gì và học như thế nào, từ đó hình thành động lực và thói quen học tập theo chiều sâu và học tập suốt đời. Trong các phương pháp này, giảng viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở, nhận xét việc xử lý các tình huống, giải quyết vấn đề của học viên. Để giảng dạy chủ động, giảng viên phải đóng vai trị chủ động kết nối các khái niệm đã học với các tình huống thực tiễn, làm sáng tỏ lý luận thơng qua việc phân tích các tình huống thực tiễn.
Những cơ sở đào tạo trong ngành KSND khi đào tạo sau đại học thường lấy kết hợp việc truyền nghề, cung cấp các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết của hoạt động điều tra, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp cho học viên làm mục tiêu. Vì thế việc tổ chức học tập có nhiều điểm khác biệt so với đào tạo ở bậc đại học và với cả loại hình bồi dưỡng. Thời lượng thực hành được bố trí đáng kể để học viên được tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp, với các phương pháp giảng dạy tích cực như làm việc nhóm, phương pháp sắm vai, phương pháp nghiên cứu hồ sơ... Trong thuyết trình, có thể áp dụng phương pháp song giảng giữa lý luận và thực tiễn, hoặc xen kẽ các buổi giảng lý thuyết với các buổi báo cáo thực tế, thực hành kỹ năng nghề nghiệp, tham dự các buổi hỏi cung, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường hoặc các phiên tịa hình sự, dân sự.
Về hoạt động kiểm tra và đánh giá chất lượng học viên trong đào tạo đội ngũ KSV cũng có sự khác biệt căn bản so với đào tạo cử nhân luật. Đề kiểm tra, đánh giá nhận thức và kỹ năng của học viên, nhà trường thường biên soạn bộ đề thi từ các tình huống có thật trong thực tiễn. Cách giải quyết vụ, việc trong tình huống đó sẽ phản ánh kết quả học tập của học viên, vừa giúp nhà trường đánh giá được trình độ nhận thức, kiến thức của học viên, vừa giúp đánh giá kỹ năng xử lý tình huống giả định của họ, từ đó từng bước hồn thiện tri thức, hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho người học như mục tiêu đào tạo đã đặt ra.
Thứ hai, đối với loại hình bồi dưỡng đội ngũ KSV
Phương pháp bồi dưỡng được Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chứcxác định: Bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên[19]. Do gắn với nhiệm vụ trau dồi, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ KSV nên quá trình bồi dưỡng cũng cần chú trọng sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực. Tuy nhiên, mức độ, cách thức sử dụng các phương pháp này có sự điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng và thời gian bồi dưỡng. Chính vì vậy, đối với các khóa bồi dưỡng đội ngũ KSV, thường kết hợp hài hịa giữa phương pháp thuyết trình và phương pháp thực hành. Đối với phương pháp thực hành, chú trọng lựa chọn những tình huống, hồ sơ nổi bật, mang tính điển hình, qua đó truyền tải được nhiều thông điệp đến với người học. Hiện nay, phương pháp bồi dưỡng chủ yếu mà các cơ sở đào tạo của Ngành căn cứ quy định của pháp luật và xét từng đối tượng bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng mà vận dụng những phương pháp bồi dưỡng phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.