Về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm sát viên từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 48 - 50)

- Tiêu chuẩn về trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện: Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp, tích cực

2.2.2. Về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Nội dung công tác ĐTBD đội ngũ KSV tại VKSND tỉnh Cao Bằng được thể hiện thông qua nội dung các chương trình ĐTBD của Ngành KSND đã được Lãnh đạo Viện phê duyệt và triển khai mở lớp tại Trường hoặc một số chương trình được tổ chức tại VKSND tỉnh Cao Bằng. Nội dung đó được thể hiện trên hai góc độ sau đây:

Một là, về nội dung đào tạo đội ngũ KSV

Hiện, VKSND tỉnh Cao Bằng đã cử KSV đủ điều kiện và có nhu cầu đi đào tạo thạc sỹ ở các cơ sở đào tạo khác nhau, nội dung đào tạo cũng có điểm cơ bản khác biệt. Nhưng về cơ bản nội dung đào tạo sau đại học Ngành Luật được xây dựng theo Chương trình Khung được Bộ giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Hai là, về nội dung bồi dưỡng đội ngũ KSV

Trên cơ sở Kế hoạch ĐTBD công chức, viên chức, người lao động của Ngành KSND và xuất phát từ thực tế thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, VKSND tỉnh Cao Bằng chọn những nội dung bồi dưỡng cần thiết để cử cán bộ đến cơ sở đào tạo của Ngành hoặc phối hợp với cơ sở đào tạo của Ngành mở lớp tại địa phương để bồi dưỡng trực tiếp cho đội ngũ KSV. Trong một số trường hợp, VKSND tỉnh Cao Bằng tự xây dựng những chuyên đề bồi dưỡng và mời các chuyên gia ở các cơ quan điều tra, cơ quan tư pháp và chuyên gia trong Ngành về địa phương giảng dạy để tạo điều kiện cho nhiều KSV tham gia các lớp bồi dưỡng này. Thời gian quan, VKSND tỉnh Cao Bằng đã cử đội ngũ KSV tham gia hơn 20 chương trình bồi dưỡng chuyên sâu tại Trường Đại học Kiểm

sát Hà Nội và mở tại VKSND Cao Bằng. Nhìn chung, nội dung những chương trình bồi dưỡng đạt được những yêu cầu như:

Nội dung bồi dưỡng đó được xây dựng theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của KSV, tập trung theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu; mỗi chức danh, vị trí cơng tác được bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng phù hợp, thiết thực với công việc đang đảm nhận. Gắn với mỗi vị trí việc làm của đội ngũ KSV, đang có các chương trình bồi dưỡng như: Bồi dưỡng kiến thức quản lý, chỉ đạo, điều hành dành cho Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện và tương đương; Bồi dưỡng kiến thức quản lý, chỉ đạo, điều hành dành cho Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh và tương đương; Bồi dưỡng kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử gắn với từng loại tội phạm cụ thể; Bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát tạm giam, tạm giữ, thi hành án… cho cán bộ, KSV được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát án hình sự; Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng và trình bày bài phát biểu của KSV và các kỹ năng của KSV khi tham gia phiên tòa dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính; các chương trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, nghiệp vụ thống kê tội phạm...

Trong đó, nội dung chương trình bao gồm một chuyên đề tổng quát, giới thiệu lý luận nghiệp vụ có liên quan, các chuyên đề chuyên sâu về kỹ năng cụ thể gắn với các giai đoạn tố tụng trong giải quyết vụ án, vụ việc đó. Bên cạnh các chuyên đề lý thuyết, chương trình bồi dưỡng ln dành thời lượng nhất định cho nội dung báo cáo thực tế hoặc thực hành nghiên cứu hồ sơ. Các chương trình bồi dưỡng khơng có nội dung thực tập và kiểm tra hoặc thi mà hầu hết chỉ có bài thu hoạch. Khác với tài liệu đào tạo, tài liệu bồi dưỡng được biên soạn chủ yếu bởi các chuyên gia thực tiễn trong và ngoài ngành, do yêu cầu nội dung và tính tổng kết thực tiễn địi hỏi cao hơn so với tài liệu của các chương trình đào tạo. Tài liệu được chỉnh sửa, bổ sung, góp ý và hồn thiện qua nhiều vịng thẩm định. Nội dung bồi dưỡng luôn được tiến hành chỉnh sửa, cập nhật cho phù hợp với yêu cầu và tình hình mới. Nếu như nội dung chương trình, tài liệu dùng

cho các lớp đào tạo cơ bản tập trung vào việc trang bị kỹ năng nghề nghiệp ban đầu cho người học, với những kiến thức nền tảng, cơ bản, kết hợp với đào tạo bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp gắn với từng chức danh thì đối với các lớp bồi dưỡng chuyên sâu, nội dung chương trình, tài liệu lại chú trọng rèn luyện, nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp mà người học đã có. Do đó, nội dung chương trình, tài liệu tập trung nhiều hơn vào những bất cập, vướng mắc xảy ra trong thực tiễn, chú trọng xây dựng kỹ năng giải quyết các tình huống điển hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm sát viên từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)