Yếu tố tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm sát viên từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 36 - 37)

- Tiêu chuẩn về trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện: Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp, tích cực

1.3.1. Yếu tố tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo

Mục tiêu, chiến lược, kế hoạch ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức của VKSND tối cao và kế hoạch ĐTBD của các VKSND cấp tỉnh tác động mạnh mẽ đến việc công tác ĐTBD cán bộ, cơng chức nói chung, ĐTBD đội ngũ KSV nói riêng. Do vậy, để bảo đảm thực hiện tốt công tác này, sự đánh giá, nhìn nhận, quan tâm đúng mức và sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo VKS tối cao, VKS cấp tỉnh đối với việc đề ra mục tiêu, chiến lược và xây dựng kế hoạch cũng như việc thực hiện,

theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng kết quá trình thực hiện kế hoạch ĐTBD đội ngũ KSV có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng lớn đến q trình ĐTBD.

Bên cạnh đó, cơng tác tổ chức quản lý, chỉ đạo của Lãnh đạo các cơ sở đào

tạo cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng ĐTBD đội ngũ KSV. Hệ thống tổ chức trong nhà trường hình thành nên các bộ phận, quan hệ công việc giữa các bộ phận (phối hợp và tương trợ); mối quan hệ như thế nào sẽ liên quan đến thời gian giải quyết công việc và hiệu quả hoạt động ĐTBD. Công tác quản lý người học bao gồm nhiều vấn đề: Tổ chức kế hoạch ĐTBD cho từng khoá học, năm học, học kỳ, hàng tuần; tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt, toạ đàm, giao lưu... cho từng lớp/khóa; phổ biến, triển khai thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy chế, nội quy, quy định... liên quan đến học tập và rèn luyện của người học; giải quyết những vướng mắc của người học về học tập và rèn luyện... Đây là công việc vừa ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian, sức lực, tiền bạc của người học, vừa góp phần hình thành nề nếp, phong thái, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, KSV và nguồn KSV tương lai, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng ĐTBD.

Để góp phần kích thích người học tự giác, nhiệt tình và hăng say trong học tập, rèn luyện, cùng với những chính sách khuyến khích của Nhà nước. Các biện pháp khuyến khích vật chất bao gồm tiền thưởng, học bổng và miễn giảm học phí là rất quan trọng. Mối quan hệ giữa người học với giảng viên, cán bộ quản lý, phục vụ có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, tình cảm và tâm lý người học. Nếu họ đón nhận được sự tận tình, trách nhiệm từ những người nhân viên đến thầy cơ, những người quản lý trong nhà trường, thì họ sẽ tự nhận thấy trách nhiệm, tự giác học tập rèn luyện, để không phụ công ơn của cán bộ, giảng viên trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm sát viên từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)