Đổi mới về chương trình, nội dung chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm sát viên từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 74 - 77)

- Tiêu chuẩn về trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện: Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp, tích cực

3.3.3. Đổi mới về chương trình, nội dung chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng Kiểm sát viên

phương pháp đào tạo, bồi dưỡng Kiểm sát viên

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng nội dung chương trình ĐTBD cán bộ, đội ngũ KSV nói riêng thấy phải xác định những vấn đề cần đổi mới về nội dung, chương trình ĐTBD cụ thể như sau:

Thứ nhất, về chương trình, nội dung ĐTBD

Việc đổi mới nội dung chương trình ĐTBD đội ngũ KSV phải xuất phát từ quy định của pháp luật về hình thức bồi dưỡng và căn cứ vào thực tiễn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành và phải được xây dựng trên cở sở quan điểm, đường lối chính trị của Đảng nhằm tăng cường nhận thức chính trị trong cơng tác đấu tranh phòng chống vi phạm và tội phạm, trong điều kiện hội tế quốc tế hiện nay và xây dựng bản lĩnh chính trị, ý thức giai cấp nhằm góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Nội dung chương trình ĐTBD phải gắn với vị trí việc làm và gắn với cơng tác quy hoạch và sử dụng cán bộ của ngành. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng nội dung chương trình phải chú trọng các chuyên đề về nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, tập trung rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp đảm bảo cho đội đội ngũ KSV có đủ năng lực và trình độ hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, rèn luyện và nâng cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp. Cụ thể cần bổ sung, sửa đổi các nội dung chương trình sau:

tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Theo đó, bổ sung các chuyên đề bồi dưỡng KSV phục vụ thi nâng ngạch KSV từ sơ cấp lên KSV trung cấp, KSV cao cấp và các chuyên đề bồi dưỡng phục vụ cho KSV trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ trong Ngành KSND như: Phó Viện trưởng, Viện trưởng VKSND cấp huyện, cấp tỉnh, cấp cao...

Hai là, đổi mới nội dung chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý chỉ đạo

điều hành chuyên ngành cho Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện. Nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý chỉ đạo điều hành chuyên ngành áp dụng cho đối tượng là Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện hiện nay được xây dựng từ năm 2003 đến nay và được sửa đổi năm 2011 nên có những nội dung khơng phù hợp nữa do hiện nay, Việt nam đã gia nhập WTO và mở rộng quan hệ đối ngoại với nhiều nước trong khu vực và trên toàn thế giới do đó VKSND cấp huyện cần phải nắm vững một số quy định của pháp luật quốc tế liên quan đến hoạt động của VKSND; mặt khác nội dung chương trình trước đây chủ yếu tập trung vào quản lý hành chính nhà nước nói chung chưa chú trọng quản lý nghiệp vụ. Hiện nay đối tượng này theo quy định của VKSND tối cao về chuẩn hóa cán bộ do đó phải trải qua khóa ĐTBD quản lý hành chính nhà nước do Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia tổ chức. Chính vì vậy, nếu tập trung vào quản lý hành chính nhà nước sẽ có nhiều nội dung trùng lặp khơng cần thiết.

Ba là, nghiên cứu đổi mới nội dung chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý chỉ đạo điều hành chuyên ngành cho Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Căn cứ vào các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương đảng xác định quan điểm và định hướng về công tác đấu tranh phịng chống vi phạm, tội phạm trong tình hình mới đặc biệt là cơng tác cải cách tư pháp, nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý chỉ đạo, điều hành chuyên ngành cần phải đổi mới theo hướng sau đây:

ngành (đặc biệt là chuyên ngành về quản lý chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp). Bổ sung một số chuyên đề về cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

+ Bổ sung một số chuyên đề về đường lối chính sách của Đảng và pháp luật về đấu tranh phịng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ thông tin, những tội phạm phi truyền thống...

Bốn là, bổ sung một số chuyên đề về vị trí, vai trị, nhiệm vụ, quyền hạn

của VKSND trong tố tụng dân sự nhằm tăng cường nhận thức đúng đắn về chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính đồng thời chuyên đề về các kỹ năng của KSV trong việc tham gia phiên tòa, kỹ năng phát biểu của KSV tại phiên tòa, đặc biệt là những phiên tòa tranh chấp về đất đai, vụ án hành chính về bồi thường thiệt hại tái định cư,...

Năm là, bổ sung một số chuyên đề về kỹ năng của KSV trong thực hành

quyền công tố và kiểm sát các vụ án hình sự như: kỹ năng tranh tụng, kỹ năng lấy lời khai, kỹ năng ghi âm, ghi hình; các chuyên đề về kỹ năng nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án, phương pháp phát hiện vi phạm trong bản án, quyết định của Toà án và hướng dẫn viết một số văn bản thuộc thẩm quyền của VKSND.

Sáu là, để đảm bảo nâng cao năng lực, trình độ đội KSV của ngành nhằm

thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là phải đẩy mạnh công tác ĐTBD kiến thức pháp luật quốc tế, ngoại ngữ và tin học và các kiến thức bổ trợ khác đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ KSV của ngành đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Thứ hai, về hình thức ĐTBD

Bên cạnh việc nghiên cứu để cử KSV tham gia các đợt tuyển sinh thạc sỹ do Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tổ chức để gắn với việc nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn và lý luận về ngành KSND; cần nghiên cứu để chuyển các đợt tập huấn nghiệp vụ kiểm sát ngắn hạn do các VKS địa phương và

VKSND tối cao tổ chức tại VKS địa phương thành các lớp bồi dưỡng tại Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, với lý do trường hiện đã có cơ sở vật chất phục vụ ăn ở, có tài liệu tham khảo và có đội ngũ giảng viên của nhà trường và giảng viên kiêm chức của các đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao đã có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy.

Thứ ba, về phương pháp ĐTBD

Xuất phát từ tình hình thực tế trong những năm vừa qua, phương pháp ĐTBD chủ yếu thực hiện là phương pháp truyền thống là học viên đọc tài liệu và giảng viên truyền đạt bằng thuyết trình, vấn đề này đã ảnh hưởng nhất định đến chất lượng ĐTBD đội ngũ KSV, vì vậy cần nghiên cứu bổ sung nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học tập. Trong những năm sắp tới việc ĐTBD cán bộ nói chung và đội ngũ KSV cần tiến hành trên cơ sở các phương pháp sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm sát viên từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 74 - 77)