Về điều kiện đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm sát viên từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 40 - 44)

- Tiêu chuẩn về trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện: Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp, tích cực

1.3.5. Về điều kiện đảm bảo

a) Điều kiện về cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ giảng dạy Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập là điều kiện

tối thiểu, đầu tiên của quá trình đào tạo. Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ giảng dạy bao gồm: Hệ thống phòng học, thực hành, thư viện; các thiết bị phục vụ cho giảng dạy như hệ thống bảng chuyên dùng, đèn chiếu, máy chiếu đa năng, máy tính, mạng Internet; các bảng biểu, mơ hình, băng đĩa ghi hình... Đầu tư mua sách và tài liệu là để phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập của thầy và trò. Trang bị sách được đến đâu là tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi trường. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo.

Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và đặc biệt là công nghệ thông tin, đã trang bị cho giáo dục đào tạo những phương tiện, thiết bị giảng dạy rất hiệu quả, góp phần rất lớn vào việc thay đổi phương pháp giảng dạy và nâng

cao chất lượng đào tạo. Trường nào biết trang bị và khai thác tốt các phương tiện đó thì sẽ thu hút sinh viên học tập hào hứng, hăng hay hơn và có chất lượng hơn. Muốn có chương trình đào tạo tốt phải có cơ sở vật chất đi kèm, trang thiết bị, hạ tầng cơ sở, giảng đường đầy đủ, có các phịng học chun biệt, đặc thù phục vụ cho việc thực hành các kỹ năng trong kiểm sát. Các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc lên lớp với giảng viên và học viên, sinh viên là yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng ĐTBD. Cụ thể là:

- Hệ thống phòng học, phòng thực hành đáp ứng và phù hợp với chương trình đào tạo

Với tính chất đặc thù của ĐTBD đội ngũ KSV là việc thực hành diễn án, khám nghiệm hiện trường… thì cần thiết phải xây dựng, thiết kế một số phòng học chuyên biệt với khơng gian được bài trí theo đúng phịng xử án như tại các Tịa án có loa đài, sắp xếp vị trí bàn ghế, huy hiệu, biển tên phòng và thêm nữa là các trang phục phù hợp cho một buổi diễn án, các phịng hiện trường.... Có như vậy mới đảm bảo được việc truyền tải nội dung học từ lý thuyết tới việc thực hành các kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp một cách nhanh chóng và hiệu quả cũng như tạo khơng khí học tập hứng khởi, phù hợp với các phương pháp giảng dạy mới thiên về ứng dụng, thực hành.

- Thư viện, phòng đọc, nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập cần đa dạng

Với phương pháp ĐTBD hiện đại, đòi hỏi người học tiếp cận tri thức rất nhiều dưới phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Đồng thời cũng là kho tri thức cho giảng viên tham khảo. Do vậy, thư viện được xem như kênh cung cấp thông tin quan trọng của người dạy và người học. Vấn đề phát triển nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, vì thế cần được đẩy mạnh và chú trọng với sự phân hóa nguồn tài liệu một cách đa dạng: Sách chuyên khảo; giáo trình; tạp chí; khóa luận tốt nghiệp, luận án, luận văn; hệ thống hồ sơ vụ việc… bằng cả tiếng Việt và các tiếng nước ngoài. Ngoài ra, cần phát triển mạnh và đồng bộ kho học liệu điện tử để nâng cao tổng số đầu sách gắn với các ngành/chuyên ngành ĐTBD

của các cơ sở ĐTBD. Hệ thống giáo trình, bài tập, bài thực hành là những tài liệu cần thiết, tối thiểu để tạo điều kiện cho sinh viên học tập đạt chất lượng. Đây là cơ sở để chống "dạy chay, học chay" theo cách dạy truyền thống. Do số lượng giảng viên thiếu, chỉ lo hoàn thành khối lượng giờ giảng và nghiên cứu khoa học đã chiếm hết thời gian của mỗi giảng viên. Vì thế, việc xây dựng một hệ thống giáo trình, bài tập, bài thực hành hồn chỉnh, có chất lượng trong nhà trường là một điều rất khó. Hệ thống bài tập, một mặt giúp người học hoàn thiện và hiểu kỹ hơn lý thuyết đã được trình bày; mặt khác, làm cho người học làm quen với những bài tập chuẩn, là cơ sở đế sau này kiểm tra, thi cử. Nếu mỗi giảng viên môn học dùng một hệ thống bài tập riêng thì khi kiểm tra, thi cử sẽ có tình trạng, nếu sinh viên gặp bài quen dạng thì sẽ làm tốt hơn. Kết quả thi cử giữa các lớp sẽ khác nhau, nhưng sự khác nhau đó hồn tồn khơng đánh giá được chất lượng đào tạo, mà đơn giản vì người học khơng có chung hệ thống bài tập thống nhất.

b) Kinh phí

Kinh phí dành cho việc xây dựng nội dung và thiết kế các nội dung, chương trình ĐTBD cũng được xem là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng khơng nhỏ và có tác động chi phối tới hiệu quả thực tế của cơng tác ĐTBD. Kinh phí gồm: kinh phí xây dựng giáo trình, chương trình, tài liệu; kinh phí đi thực tế; kinh phí tổ chức các buổi truyền hình trực tuyến…

Tiểu kết chương 1

Trong nội dung Chương 1, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận về ĐTBD, đội ngũ KSV, những quy định về ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức nói chung và ĐTBD đội ngũ KSV nói riêng và những yếu tố ảnh hưởng đến ĐTBD đội ngũ KSV của Ngành KSND.

Nghiên cứu về lý luận ĐTBD, đội ngũ KSV, Chương 1 đã đưa ra khái niệm, đặc điểm và vai trò của việc ĐTBD đội ngũ KSV đối với Ngành KSND,

đối với công tác kiểm sát, đối với đội ngũ giảng viên và nhất là đối với đội ngũ KSV ngành KSND.

Phân tích về những quy định về ĐTBD cán bộ, cơng chức, viên chức nói chung và ĐTBD đội ngũ KSV nói riêng, tác giả đã lần lượt trình bày nội dung về chủ thể ĐTBD, đối tượng ĐTBD, cách thức tổ chức tiến hành ĐTBD, nội dung, hình thức ĐTBD và cơng tác quản lý ĐTBD đội ngũ KSV theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định của ngành KSND.

Luận văn cũng nêu và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến ĐTBD đội ngũ KSV của Ngành KSND như: yếu tố quản lý, chỉ đạo của Lãnh đạo VKSND, chương trình ĐTBD, chất lượng của đội ngũ giảng viên, yếu tố người học và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác ĐTBD.

Những cơ sở lý luận và pháp lý kể trên là căn cứ quan trọng để các cán bộ, KSV có thể thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia vào việc ĐTBD của mình, đồng thời giúp cho VKSND các cấp trong Ngành có kế hoạch ĐTBD đội ngũ KSV phù hợp với tình hình mới. Đây là cơ sở nền tảng để tác giả có thể triển khai các nội dung có liên quan tại Chương 2 và Chương 3.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm sát viên từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)