Về cách thức tiến hành đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm sát viên từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 54 - 55)

- Tiêu chuẩn về trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện: Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp, tích cực

2.2.4. Về cách thức tiến hành đào tạo, bồi dưỡng

Qua khảo sát, đánh giá cho thấy, cách thức tiến hành hoạt động ĐTBD đội ngũ KSV được thực hiện như sau:

Về tổ chức thực hiện các chương trình ĐTBD

Nội dung các chương trình ĐTBD thể hiện trong Kế hoạch ĐTBD của Ngành KSND, nên để thực hiện các chương trình ĐTBD đội ngũ KSV, hàng năm, căn cứ kế hoạch ĐTBD của Ngành KSND, VKSND tỉnh Cao Bằng xây dựng kế hoạch ĐTBD cho đội ngũ cán bộ và KSV của mình; trên cơ sở cơng văn triệu tập lớp của Vụ Tổ chức cán bộ - VKSND tối cao, VKSND tỉnh Cao Bằng rà soát và chọn cử đúng đối tượng KSV đi bồi dưỡng tại Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, tại VKSND tỉnh và một số cơ sở ĐTBD khác.

Riêng đối với đào tạo sau đại học, VKSND tỉnh Cao Bằng căn cứ Thông báo tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, căn cứ nguyện vọng và khả năng, xét tiêu chuẩn và điều kiện của KSV và quyết định cử KSV tham dự các kỳ tuyển sinh, trên cơ sở kết quả trúng tuyển do các cơ sở đào tạo sau đại học gửi; VKSND tỉnh ra quyết định cử KSV đi đào tạo sau đại học.

Về phương pháp ĐTBD

Phương pháp ĐTBD theo hướng gắn giảng dạy lý thuyết với thực hành, ĐTBD theo hướng ứng dụng, xác định phương pháp đào tạo phải xuất phát từ đối tượng được ĐTBD.

Phương pháp bồi dưỡng bước đầu đã có sự kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy thích hợp để nâng cao hiệu quả và tinh thần học tập của người học như: các phương pháp trao đổi; giải đáp thắc mắc; báo cáo thực tế, đi thực tế kết hợp tọa đàm; thực hành nghiên cứu hồ sơ… Mục tiêu của việc sử dụng các phương pháp này là nhằm nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ cho các KSV; tăng cường đối thoại, học theo nhóm nhỏ, toạ đàm, diễn án, sử dụng mơ hình để phát

huy tính sáng tạo của học viên.

Các giảng viên từng bước áp dụng thành thạo công nghệ thông tin nhằm phát huy tối đa việc áp dụng phương pháp đào tạo tích cực. Các bài giảng đã được gắn trực tiếp với việc giải quyết các vụ án, vụ việc trên thực tiễn của các cán bộ, KSV của VKSND tỉnh Cao Bằng. Tiếp tục phát huy mặt tích cực của phương pháp thuyết trình thơng qua các báo cáo thực tế, báo cáo chuyên đề để cập nhật các kiến thức mới; tăng cường áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực như thảo luận, thực hành diễn án tình huống... đã có sự lồng ghép chương trình rèn luyện kỹ năng và nội dung từng chuyên đề học, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống phòng học thực hành, phòng diễn án phục vụ nhu cầu của học viên; giảm dần một cách hợp lý thời lượng các giờ giảng lý thuyết, tăng thời lượng các giờ thảo luận và tự học của học viên.

Bên cạnh đó, phương pháp đi thực tế cũng được chú trọng; các KSV được các cơ sở đào tạo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp, các đơn vị trong và ngồi ngành đến tìm hiểu thực tế về hoạt động điều tra, kĩ thuật hình sự, giám định, hoạt động kiểm sát, xét xử và thi hành án; tham dự tổ chức các buổi xử án lưu động tại trường, các buổi tiếp và truyền sóng các phiên tịa trực tuyến, phiên tịa rút kinh nghiệm nhằm tăng cường kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm sát viên từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 54 - 55)