Tiếp tục xây dựng đội ngũ giảng viên về số lượng và chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm sát viên từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 70 - 74)

- Tiêu chuẩn về trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện: Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp, tích cực

3.2.2. Tiếp tục xây dựng đội ngũ giảng viên về số lượng và chất lượng

Đội ngũ giảng viên là chủ thể quyết định chất lượng và hiệu quả các mặt hoạt động của nhà trường. Bởi vậy, phát triển đội ngũ giảng viên phải được xem là nhiệm vụ trọng tâm. Chú trọng phát triển hợp lý số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ của đội ngũ giảng viên, đảm bảo sự phát triển cân đối và bền vững của đội ngũ giảng viên trong tương lai. Cần quan tâm cải thiện điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho các giảng viên nhằm thu hút và giữ lại những người có năng lực, tâm huyết cơng tác tại nhà trường.

Các nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển đội ngũ giảng viên trong những bao gồm: Xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ về số lượng và mạnh về chất lượng. Hàng năm tổ chức thi tuyển giảng viên để đáp ứng đủ số lượng giảng viên theo nhu cầu của nhà trường. Đồng thời có chính sách thu hút các KSV, các

chun gia có trình độ cao, tâm huyết với công tác ĐTBD về làm giảng viên cơ hữu của các cơ sở ĐTBD.

Chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu của các cơ sở ĐTBD là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và uy tín của nhà trường. Bởi vậy, bên cạnh việc tăng cường số lượng, từng trường phải chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu bằng cách: Áp dụng cơ chế thi tuyển giảng viên rộng rãi để lựa chọn những người có năng lực, trình độ. Ưu tiên những cán bộ đã là KSV đang công tác tại các VKS; bố trí cán bộ, giảng viên phù hợp với năng lực và sở trường của từng người. Có cơ chế khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong đội ngũ cán bộ, giảng viên; tăng cường ĐTBD chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các giảng viên trẻ đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và nước ngồi. Có chính sách hỗ trợ hợp lý đối với những người đi học thạc sĩ hoặc nghiên cứu sinh; khuyến khích giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ tham gia vào hoạt động thực tiễn của ngành để có thêm kiến thức thực tiễn phục vụ công tác giảng dạy. Về lâu dài, lấy hiệu quả, chất lượng của việc tham gia hoạt động thực tiễn (giảng viên phải đi thực tế hàng năm tại VKSND các cấp) là một tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các giảng viên. Chú trọng cơng tác ĐTBD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho giảng viên. Thường xuyên mở các khoá học về phương pháp giảng dạy, ngoại ngữ, tin học tại trường để nâng cao trình độ cho giảng viên. Khuyến khích các giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ, ứng dụng công nghệ thơng tin vào việc thiết kế các chương trình, sản phẩm giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đảm bảo đủ diện tích và phương tiện làm việc tại nhà trường cho các giảng viên. Xây dựng định mức lương và chế độ đãi ngộ phù hợp để giảng viên n tâm cơng tác, phát huy trí tuệ và năng lực đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển nhà trường.

Đối với những người mới được tuyển dụng vào làm giảng viên thì cần phải được đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, nghiệp vụ điều tra sau đó cử về cơng tác thực tế tại Cơ quan điều tra VKSND tối cao hoặc các VKS địa phương để thực

làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ít nhất là 01 năm, đồng thời qua cơng tác thực tế đó phải đúc rút và thực hiện được các chuyên đề khoa học phù hợp với bài giảng được phân cơng, sau đó mới có thể điều chuyển về trường để nghiên cứu soạn bài và giảng dạy cho các sinh viên, học viên. Sau khi đã trở thành giảng viên được lên lớp, hàng năm các giảng viên còn phải đi nghiên cứu thực tiễn ít nhất 02 tháng/năm.

Ngồi ra, đề nghị Lãnh đạo VKSND tối cao cho giảng viên Nhà trường được tham gia các đoàn hướng dẫn hay kiểm tra nghiệp vụ của VKSND tối cao đối với các VKS địa phương, tham gia các cuộc hội thảo, tọa đàm nghiệp vụ,… Đây là một biện pháp quan trọng giúp giảng viên nắm được những kinh nghiệm thực tiễn hoạt động của ngành một cách nhanh nhất và hiệu quả để từ đó góp phần nâng cao chất lượng ĐTBD đội ngũ KSV của ngành.

Hơn nữa, với trách nhiệm là giảng viên người truyền thụ những tri thức khoa học về pháp luật, kỹ năng và nghiệp vụ cho đội ngũ KSV, giảng viên phải thường xuyên được ĐTBD về lý luận, phương pháp sư phạm, tin học, ngoại ngữ… kể cả việc phải cử các giảng viên đi đào tạo, nghiên cứu tại một số quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, cần tạo điều kiện về thời gian để ngoài việc lên lớp giảng dạy các giảng viên phải có thời gian để tham gian nghiên cứu khoa học, thực hiện các chuyên đề, tham gia các cuộc hội thảo có liên quan... nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu cơ chế để bổ nhiệm KSV cho các giảng viên, bởi vì:

+ Để giảng viên giảng dạy, truyền đạt có chất lượng về các kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp cho các học viên thì bản thân giảng viên phải là người đã thực hiện và đang thực hiện tốt các chức năng của Ngành trong thực tiễn, thậm chí phải là chuyên gia giỏi trong thực tiễn công tác kiểm sát.

+ Chỉ khi giảng viên là KSV mới có thể trực tiếp thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, cũng như có điều kiện vận dụng nhuần nhuyễn

giữa lý luận và thực tiễn và thường xuyên cập nhật được sâu sắc những tri thức pháp lý và thực tiễn thực hiện hoạt động nghiệp vụ kiểm sát từ đó rút ra được những kỹ năng hay, những kinh nghiệm quý báu để giảng dạy, truyền đạt cho các học viên (là đội ngũ KSV)… có như vậy mới nâng cao được chất lượng ĐTBD đội ngũ KSV của ngành KSND.

+ Giảng viên là KSV khơng những tạo cho giảng viên có được những bài giảng sâu sắc về các kỹ năng nghiệp vụ kiểm sát mà còn tránh những tư tưởng hoặc trong suy nghĩ không đúng đắn, cho rằng thầy khơng phải là KSV thì khơng thể đào tạo KSV, từ đó giúp giảng viên tự tin, vững vàng hơn trên bục giảng.

Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu phải xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, giảng viên kiêm chức được lựa chọn từ các KSV đang công tác tại các đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao, các VKSND địa phương, là những KSV có năng lực chun mơn nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, có phương pháp và khả năng truyền đạt kiến thức và coi đây là lực lượng quan trọng cùng với giảng viên cơ hữu thực hiện các nhiệm vụ ĐTBD và nghiên cứu khoa học, đồng thời khai thác kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng thực tiễn của đội ngũ này trong việc biên soạn chương trình, giáo trình và thực hiện kế hoạch giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ.

Các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên kiêm chức bao gồm: Xây dựng lộ trình phát triển đội ngũ giảng viên kiêm chức; trao đổi giảng viên với các cơ sở đào tạo pháp luật trong nước; phối hợp với các VKS cử các KSV giỏi, có nhiều kinh nghiệm tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực hành, thực tập nghề cho học viên; khuyến khích giảng viên kiêm chức tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, xây dựng giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập; có chính sách đãi ngộ thoả đáng và tạo mọi điều kiện về vật chất và thời gian để các giảng viên kiểm chức có điều kiện tốt nhiệm vụ giảng dạy.

Theo quy định của Luật Tổ chức VKSND năm 2014 thì KSV ngồi những tiêu chuẩn như: Là công dân Việt Nam, trung thành với tổ quốc, có phẩm

chất đạo đức, có trình độ cử nhân luật, được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát, có thời gian làm cơng tác thực tiễn… Những tiêu chuẩn này các giảng viên hầu hết có đủ hoặc có thể hồn thiện. Đối với tiêu chuẩn “KSV được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”, điều này có thể khắc phục thơng qua cơ chế cử giảng viên đi làm công tác thực tiễn hàng năm hoặc giảng viên vừa làm nhiệm vụ giảng dạy vừa làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố tại các VKSND.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm sát viên từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)