Hoàn thiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành Kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm sát viên từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 69 - 70)

- Tiêu chuẩn về trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện: Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp, tích cực

3.3.1. Hoàn thiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành Kiểm sát nhân dân

ngành Kiểm sát nhân dân

Chất lượng và hiệu quả việc triển khai hoạt động đào tạo bồi dưỡng đội ngũ KSV của VKSND tỉnh Cao Bằng gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng và ban hành các quy chế của ngành liên quan đến công tác ĐTBD. Liên quan đến công tác xây dựng thể chế này, Quy chế về công tác ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức ngành KSND ban hành kèm theo Quyết định số 525/VKSNDTC-QĐ- V9 ngày 10/11/2011 của Viện trưởng VKSND tối cao là văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đến nay đã bộc lộ nhiều nội dung bất cập, hạn chế; không phù hợp với Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức. Để đảm bảo việc gắn công tác ĐTBD với công tác tuyển dụng, sử dụng công chức và viên chức của VKS các cấp, cần tiến hành sửa đổi, bổ sung ban hành mới quy chế ĐTBD cán bộ thay thế cho Quy chế 525 đã quá lỗi thời, bất cập. Trong đó, chú trọng hướng dẫn công tác ĐTBD đội ngũ KSV theo tinh thần mới của Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và tập trung vào các nội dung cụ thể sau đây:

Thứ nhất, tiến hành đánh giá, lựa chọn, phân loại cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn của KSV các cấp và hiệu quả công tác thực tế, cũng như sự tín nhiệm của họ trong đơn vị làm thước đo chủ yếu để tuyển chọn cử đi ĐTBD nhằm mục đích tạo nguồn bổ nhiệm đội ngũ KSV. Vì vậy, việc nghiên cứu sửa đổi Điều 23 của Quy chế 525 về ĐTBD công chức, viên chức ngành Kiểm sát là cần thiết, là một trong những yếu tố tác động không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng ĐTBD tại các cơ sở của ngành.

Thứ hai, cũng cần sửa đổi Điều 4 của Quy chế 525 theo hướng quy định

ngành, về nhiệm vụ thường xuyên rà soát việc thực hiện nghĩa vụ này đối với từng cán bộ, công chức; về giá trị và hiệu lực của các chứng chỉ bồi dưỡng. Qua đó, tạo ra động lực, sự hứng khởi cho cán bộ, KSV khi được cử tham dự các khóa bồi dưỡng, cũng như góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của họ khi tham gia các chương trình bồi dưỡng.

Ngoài ra, xuất phát từ định hướng người học chính là trung tâm của mọi q trình ĐTBD, cần nghiên cứu sửa đổi Điều 12 của Quy chế 525 về xây dựng Kế hoạch ĐTBD của ngành theo hướng việc xác định nhu cầu ĐTBD cần căn cứ một cách cụ thể, rõ ràng hơn từ chính đối tượng đào tạo, hay nói cách khác là bồi dưỡng những kỹ năng và kiến thức mà cán bộ kiểm sát các cấp cịn thiếu hay cịn yếu. Ví dụ, như các cán bộ, KSV tại các vùng kinh tế trọng điểm như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh có thể tham gia các khóa bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về pháp luật thương mại quốc tế, trong khi tại địa phương có nhiều đồng bào các dân tộc như Cao Bằng, Bắc Cạn, Điện Biên... lại cần tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc hay kiến thức về văn hóa dân tộc các dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó, các cơ sở ĐTBD của ngành có thể xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình ĐTBD một cách phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm sát viên từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân tỉnh cao bằng (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)