- Khi sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định về ký kết hợp đồng lao động, giờ làm việc cũng như việc bảo đảm các
1.2.7. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
Quyền tự do việc làm là người lao động có quyền làm việc cho nhiều người sử dụng lao động. Điều 21, BLLĐ năm 2012 qui định: “Người lao động có thể giao
kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết. Trong trường hợp giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Một trong những nội dung của quyền tự do việc làm là người lao động có quyền làm việc cho nhiều người sử dụng lao động. Điều 21 Bộ luật Lao động qui định rõ như trên, đồng thời quy định về cách thức tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động trong trường hợp giao kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động trong cùng một khoảng thời gian.
Trước đây, Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về HĐLĐ đã quy định trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động phải bảo đảm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật. Quy định này được hiểu là dù ký HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì người lao động cũng không được làm việc vượt quá 8 giờ/ngày. Nếu được hiểu như vậy thì quy định này không có tính khả thi bởi thực tế khi người lao động đã làm việc cho nhiều người sử dụng lao động thì thời giờ làm việc 8 giờ hay trên 8 giờ/ngày không còn là vấn đề quan trọng đối với
người lao động đó. Nhà nước dường như cũng không thể kiểm soát được liệu người lao động có làm việc quá 8 giờ/ngày hay không; quy định thời giờ làm việc không quá 8 giờ/ngày của Bộ luật Lao động cũng chỉ được hiểu đó là quy định khống chế hành vi của người sử dụng lao động (nghĩa vụ của người sử dụng lao động) khi sử dụng lao động, về nguyên tắc không được buộc người lao động phải làm việc quá 8 giờ/ngày, chứ không được hiểu đó là nghĩa vụ của người lao động. Trường hợp pháp luật khống chế ngày làm việc nói chung của người lao động không quá 8 giờ còn có thể dẫn đến cách hiểu là đã tước đoạt quyền kiếm sống của người lao động, nhất là những người có việc làm nhưng mức thu nhập thấp, không đủ nuôi sống bản thân và gia đình.
Cho nên, quy định cấm sử dụng người lao động làm quá 8 giờ/ ngày là nhằm phòng chống việc lạm dụng tăng thời gian làm việc để bóc lột lao động. Thời gian làm việc đó được coi là tiêu chuẩn lao động cơ bản phải được phổ cập và tuân thủ. Vì vậy, Bộ luật Lao động năm 2012 chỉ quy định: trong trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì “’phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết”, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về HĐLĐ không có hướng dẫn gì thêm. Nhìn chung quy định dừng lại ở mức độ này là hợp lý vì chỉ người lao động mới tự “lựa được sức mình” để
quyết định có giao kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động hay không. Việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động trong trường hợp này được quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể tại Điều 4 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ [8] và Điều 3, Điều 4 Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2013 [2], cụ thể như sau:
-Về trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của HĐLĐ giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động của các HĐLĐ còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Khi HĐLĐ mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của HĐLĐ kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
-Về trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế:
Người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Người sử dụng lao động của các HĐLĐ còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Khi HĐLĐ mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất trong số các hợp đồng còn lại có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
-Về việc thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc. Người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung
nội dung về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc trong HĐLĐ theo quy định của pháp luật.
Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan khác cho người sử dụng lao động của HĐLĐ kế tiếp để thực hiện.
Tiểu kết chương 1
Thực hiện giao kết HĐLĐ theo đúng quy định của pháp luật là trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia giao kết HĐLĐ. Đồng thời, thông qua giao kết HĐLĐ
giúp khởi tạo được quan hệ lao động hài hòa, hướng tới sự phát triển giữa NLĐ và NSDLĐ, điều này giúp cho NLĐ yên tâm công hiến cho sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời NSDLĐ cũng có được nguồn lực ổn định cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức, doanh nghiệp mình. Chính vì vậy, HĐLĐ được giao kết giữa NLĐ và NSDLĐ cần được đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao kết HĐLĐ.
Trong lĩnh vực lao động, quan hệ lao động giữa NLĐ và NSDLĐ là mối quan hệ có tính chất đặc thù. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam hiện nay tỏng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt. Chính vì vậy, để đảm bảo hài hòa nghĩa vụ và quyền lợi của các bên khi tham gia giao kết HĐLĐ, pháp luật lao động qui định cụ thể bắt buộc NLĐ và NSDLĐ tuân thủ khi thực hiện giao kết HĐLĐ.
CHƯƠNG 2