Về đảm bảo các loại HĐLĐ được giao kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hđlđ theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiến các doanh nghiệp tại tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 46)

- Khi sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định về ký kết hợp đồng lao động, giờ làm việc cũng như việc bảo đảm các

2.2.2. Về đảm bảo các loại HĐLĐ được giao kết

Việc đảm bảo các loại HĐLĐ được giao kết trên địa bàn tỉnh được thực hiện nghiêm túc tại các cơ sở, đơn vị, doanh nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh, tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỉ lệ giao kết HĐLĐ có tỉ lệ cao hơn loại hình doanh nghiệp khác. Điều này xuất phát từ thực tiễn, khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh bên cạnh việc được hưởng những chính sách ưu đãi, khuyến khích thì bản thân các doanh nghiệp này cũng có ý thức đồi với việc chấp hành pháp luật sở tại. Do các doanh nghiệp đến từ nước ngoài nên thường chấp hành đầy đủ các qui định pháp luật về lao động tại Việt Nam.

Tỉ lệ giao kết HĐLĐ tại các doanh nghiệp khác, ngoài khối doanh nghiệp FDI bao gồm: khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp cổ phần. Trong đó, khối doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh thường có tỉ lệ giao kết HĐLĐ ít hơn. Việc ký kết HĐLĐ ở phần đông những doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh còn thực hiện thiếu nghiêm túc, mang tính hình thức, nhằm qua mắt các cơ quan quản lý. Việc giao kết nhưng các quyền lợi và trách nhiệm của các bên khi tham gia giao kết không được qui định chi tiết, cụ thể nên gây nhiều khó khăn, phức tạp cho quá trình giải quyết tranh chấp khi xảy ra

Điển hình như một số vụ việc: Trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018, nhóm công nhân gần 40 người được 1 cai thầu xây dựng thuê để thi công một số công trình tại địa bàn TP.Hạ Long, Quảng Ninh. Những công nhân đang thi công công trình Nhà ở cán bộ, chiến sĩ Đại đội thông tin, Ban Chỉ huy quân sự Quảng Ninh tại Cái Dăm (phường Bãi Cháy, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), đã nhiều tháng nay họ không nhận được tiền nhân công do cai thầu là ông Nguyễn Văn Sơn chi trả. Sau nhiều lần hứa hẹn, đến sáng 9/2 (tức 24 Tết Nguyên đán Mậu Tuất), cai thầu thông báo là đã bỏ trốn ra nước ngoài. Không thể gặp được cai thầu, các công nhân này đang rất khó khăn, không có tiền ăn, tiền về quê đón Tết. Một trong những nguyên nhân xuất phát từ vụ việc là do những người lao động này không ký HĐLĐ mà được cai thầu là ông Nguyễn Văn Sơn thuê bằng lời nói nên khi sự việc xảy ra, người lao động lên đòi quyền lợi tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 3 Quảng Ninh thì không được giải quyết [18].

Việc xác định tỷ lệ NLĐ được giao kết HĐLĐ theo từng loại hợp đồng thường khó thực hiện. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua loại HĐLĐ

được các bên lựa chọn giao kết nhiều nhất là HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng, bên canh đó là HĐLĐ không xác định thời hạn, và HĐLĐ xác định thời hạn. Các đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến các loại HĐLĐ được giao kết. Trong những năm qua tỉnh đã tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, giảm tỉ trọng công nghiệp và khai khoáng sang phát triển du lịch bền vững. Trên thực tế thì ngành du lịch và các ngành nông -lâm - ngư nghiệp thì hoạt động sản xuất lại mang tính mùa vụ cao. Điều này đã phản ánh tương đối thực chất việc giao kết HĐLĐ theo tính chất công việc cũng như nhu cầu sử dụng lao động của các đơn vị sử dụng lao động.

Bên cạnh đó một số doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân) trên địa bàn tỉnh đã không ký kết HĐLĐ hoặc ký kết hợp đồng chỉ mang tính hình thức nhằm che đậy sự kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã lợi dụng việc ký kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc liên tục trên 12 tháng nhằm dễ bề chấm dứt HĐLĐ với NLĐ cao tuổi hoặc lao động nữ trong thời gian mang thai hay nuôi con nhỏ. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện giao kết HĐLĐ, thì NLĐ vẫn làm việc bình thường khi mà HĐLĐ đã hết thời hạn. Khi HĐLĐ hết hạn, theo qui định NSDLĐ và NLĐ phải kí kết tiếp HĐLĐ, tuy nhiên, phần vì quen công việc, và phần vì chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi của cá nhân mình, nên NLĐ vẫn tiếp tục làm việc cho dù có được NSDLĐ kí hay không kí HĐLĐ. Trong sự việc cụ thể như anh Hoàng Văn Cường - Khu Công nghiệp Cái Lân, TP Hạ Long làm việc tại công ty đã được hơn 2 năm, ký HĐLĐ xác định thời hạn 3 năm. Ngày 18/3/2018, sau khi đã làm việc tại công ty được hơn 2 năm, giám đốc trực tiếp quản lý anh đã đơn phương thông báo cho anh thôi việc từ ngày 21/3/2018 và cho người nhận bàn giao công việc của anh mà không cho biết lí do cụ thể. Từ sự việc cho thấy, quyền lợi của người lao động rất dễ bị xâm phạm khi giao kết HĐLĐ không được đảm bảo [18].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hđlđ theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiến các doanh nghiệp tại tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)