Về đảm bảo việc tuân thủ các hành vi bị cấm đối với người sử dụng lao động trong giao kết hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hđlđ theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiến các doanh nghiệp tại tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 61)

- Khi sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định về ký kết hợp đồng lao động, giờ làm việc cũng như việc bảo đảm các

2.2.5. Về đảm bảo việc tuân thủ các hành vi bị cấm đối với người sử dụng lao động trong giao kết hợp đồng lao động

động trong giao kết hợp đồng lao động

Về cơ bản các doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh tuân thủ các hành vi bị cấm đối với người sử dụng lao động trong giao kết HĐLĐ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những trường hợp vi phạm. Với các vi phạm về: phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc; cưỡng bức lao động; lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật, .... rất khó để có cơ sở kết luận vi phạm.

Trên địa bàn tỉnh bên cạnh những công ty đã tuân thủ đầy đủ các hành vi bị cấm đối với người sử dụng lao động trong giao kết HĐLĐ thì vẫn còn những công ty không tuân thủ đầy đủ. Với thực tiễn trong lĩnh vực du lịch, có những công ty còn sử dụng hướng dẫn viên chưa qua đào tạo nghề, chưa có chứng chỉ. Ví dụ trong

tháng 3/2017, Đoàn kiểm tra của Quảng Ninh phát hiện 9 hướng dẫn viên ở Móng Cái không có thẻ hoặc dùng thẻ giả khi hướng dẫn khách Trung Quốc.

Từ ngày 24 đến 28/3/2017, đoàn kiểm tra liên ngành của TP Móng Cái và Thanh tra Sở Du lịch đã kiểm tra hoạt động kinh doanh lữ hành đón khách qua cửa khẩu Móng Cái. Trong số 124 hướng dẫn viên đã kiểm tra, đoàn lập biên bản 16 trường hợp, trong đó xử phạt hành chính 9 hướng dẫn viên của 4 công ty lữ hành.

Đoàn công tác liên ngành cũng đã thanh tra: Các điểm du lịch có trong các tour du lịch; việc niêm yết giá cả dịch vụ tại các điểm bán hàng cho khách du lịch; việc chấp hành các quy định của tỉnh đối với các công ty lữ hành liên quan đến việc ký hợp đồng với hướng dẫn viên, các khoản thu ngoài; tháo dỡ các điểm cửa hàng chỉ có chữ Trung Quốc mà không có chữ tiếng Việt…

Trong quá trình giao kết và thực hiện HĐLĐ, pháp luật lao động Việt Nam nghiên cấm NSDLĐ có các hành vi: “Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động; Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”. Theo đó, mức xử phạt được áp dụng đối với NSDLĐ có các hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ, buộc NLĐ phải thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện HĐLĐ là từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với NSDLĐ là: buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ; buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ cộng với tiền lãi tình theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với các hành vi yêu cầu NLĐ phải thực hiện đảm bảo bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện HĐLĐ.

Như vậy, pháp luật lao động Việt Nam quy định rất cụ thể, rõ ràng về việc cấm sử NSDLĐ giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ trong bất luận trường hợp nào và vì bất kỳ lí do, mục đích gì trong quá trình giao kết và thực hiện HĐLĐ.

Thực tế trên địa bàn tỉnh, tình trạng giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động, áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động vẫn còn diễn ra. Xét trường hợp cụ thể như: các hãng xe taxi ở Quảng Ninh đều buộc người lao động cược tiền mới ký hợp đồng làm việc (CT TNHH Bảo Long ( Taxi Hòn Gai), Mai Linh, …) và nếu NLĐ chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn dù hợp pháp hay vi phạm pháp luật thì sẽ bị

trừ một tỷ lệ nhất định vào tiền cược. Một số công ty lợi dụng khó khăn của người lao động chèn ép, tăng ca, không cải thiện điều kiện làm việc, lương không tương xứng với công sức người lao động như Công ty TNHH Sao Vàng chi nhánh Uông Bí, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Uông Bí . Nhiều công ty còn chưa chấp hành tốt việc tham gia BHXH và BHBB cho người lao động trong doanh nghiệp mình, nhiều công ty còn nợ tiền BHXH của lao động. Nhiều lao động thuộc diện đóng bảo hiểm đã lâu, nhưng không nhận được chứng từ xác nhận mình đã được công ty đóng bảo hiểm, đã nợ lương kéo dài, dẫn đến công nhân tự nghỉ việc như công ty cổ phần may Quảng Ninh, công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Kim Sơn, công ty cổ phần sửa chữa tàu biển Nosco – Vinalines, [18] ...

Nguyên nhân cơ bản của thực trạng này trước hết xuất phát từ nhận thức của NSDLĐ khi trong nhiều trường hợp NSDLĐ cho rằng đó là quyền đương nhiên của mình. Cũng có những NSDLĐ nhận thức rất rõ đây là hành vi bị pháp luật cấm nhưng vẫn cố tình thực hiện vì mục đích “giữ chân” NLĐ để phục vụ cho lợi ích của họ. Về phía NLĐ, do ban đầu cần việc làm mà dễ dàng chấp nhận việc NSDLĐ giữ giấy tờ tùy thân, bản gốc văn bằng, chứng chỉ của mình để rồi tạo điều kiện cho hành vi này nảy sinh. Cùng với đó, việc thanh tra và xử lý đối với vi phạm này chưa được chú trọng đúng mức, lực lượng thanh tra trên địa bàn tỉnh mỏng, công đoàn cơ sở chưa làm tròn chức năng của mình trong việc hướng dẫn NLĐ giao kết HĐLĐ cũng như đấu tranh, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hđlđ theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiến các doanh nghiệp tại tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)