Đảm bảo hội nhập với nền kinh tế thế giới trong lĩnh vực lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hđlđ theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiến các doanh nghiệp tại tỉnh quảng ninh (Trang 71)

- Khi sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định về ký kết hợp đồng lao động, giờ làm việc cũng như việc bảo đảm các

3.1.3. Đảm bảo hội nhập với nền kinh tế thế giới trong lĩnh vực lao động

Có thể thấy rõ, hội nhập nền kinh tế thế giới là quá trình tất yếu khách quan với nhiều cơ hội và thách thức, song đối với pháp luật lao động Việt Nam là một thách thức không nhỏ. Trong thời đại hội nhập một cách sâu - rộng và xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cũng phải từng bước hoàn thiện các thể chế pháp luật để phù hợp với xu thế chung không chỉ trong lĩnh vực thương mại, mà trong lĩnh vực lao động để hoàn thiện thị trường lao động Việt Nam. Do đó, hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam trong là yêu cầu cấp thiết, đảm bảo các mục tiêu: bảo vệ người lao động đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo lập mối quan hệ lao động hài hoà, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội, vững vàng trong hội nhập và phát triển.

Từ ngày 31-12-2015, cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức hình thành với quy mô hơn 600 triệu dân, thị trường lao động đã thực sự không chỉ giành cho NLĐ Việt Nam, các doanh nghiệp FDI có thể tuyển dụng lao động trong khu vực ASEAN theo sự cạnh tranh lao động trong một thị trường mở. Bên cạnh là thành viên tổ chức thương mại Thế thới (WTO), Việt Nam Việt Nam đã ký kết, thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu; với tư cách là thành viên ASEAN đã ký kết và thực thi có 6 FTA bao gồm: AFTA, 5 FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Ân Độ, Nhật Bản, Úc và New Zealand và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP. Vì vậy, vấn đề định hướng hoàn thiện pháp luật lao động theo xu hướng toàn cầu hóa đang đặt ra trước mắt mà trước hết là sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện BLLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hđlđ theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiến các doanh nghiệp tại tỉnh quảng ninh (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)