Nâng cao năng lực giám sát việc hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng lao động của tổ chức công đoàn ở Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hđlđ theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiến các doanh nghiệp tại tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 78)

- HĐLĐ theo mùa, hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

3.2.3. Nâng cao năng lực giám sát việc hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng lao động của tổ chức công đoàn ở Quảng Ninh

lao động của tổ chức công đoàn ở Quảng Ninh

Trong những năm vừa qua, tổ chức công đoàn đã thể hiện được vai trò nòng cốt trong việc phát huy dân chủ, đoàn kết nội bộ, hạn chế các tranh chấp lao động. Bên cạnh đó, hoạt động của công đoàn còn một số hạn chế, cụ thể: công tác tuyên truyền, giáo dục của công đoàn đối với NLĐ chưa mang lại hiệu quả; việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của NLĐ chưa kịp thời, chưa tạo được niềm tin cho NLĐ; vaitrò công đoàn trong việc thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ và tham gia quản lý, giám sát chưa hiệu quả.

Pháp luật lao động, giúp NLĐ thực hiện giao kết HĐLĐ không chỉ đúng pháp luật mà còn đảm bảo lợi ích của NLĐ. Để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ trước hết người đó cần có sự hiểu biết nhất định về trình độ chuyên môn.

Công đoàn là tổ chức bảo về quyền lợi cho NLĐ, vì vậy trước hết họ cần phải là người hiểu biết. Để có được điều này cần phải thành lập tổ chức công đoàn,

với đội ngũ cán bộ công đoàn am hiểu kiến thức pháp luật, có trình độ chuyên môn, nhiệt tình với công tác nhiệm vụ của mình. Đồng thời NSDLĐ cần phải đảm bảo cho cán bộ công đoàn có điều kiện và khả năng thực hiện tốt quyền và trách nhiệm của mình, bảo vệ tốt nhất có thể quyền và lợi ích của NLĐ; tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn tham gia các chương trình nâng cao trình độ để đảm bảo cho cán bộ công đoàn có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Cần xây dựng quan hệ hợp tác giữa công đoàn và NSDLĐ; Công đoàn cơ sở bằng những hoạt động thiết thực của mình khuyến khích NLĐ làm việc có năng suất cao, có ý thức bảo vệ, giữ gìn tại sản của doanh nghiệp, ý thức tiết kiệm vật tư, nguyên liệu, thực sự chú trọng công tác giáo dục trong tập thể NLĐ để đạt hiệu quả sản xuất.

Cần xây dựng tổ chức tư vấn, đối thoại giữa các bên liên quan, đặc biệt là giữa người lao động và doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động ở tỉnh Quảng Ninh cần tích cực tham gia với các cơ quan hữu quan, thực hiện cơ chế đối thoại thường xuyên nhằm phát triển và tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Doanh nghiệp với đại diện của họ và người lao động trong doanh nghiệp cần có ý thức tìm hiểu về nhau, thay đổi cách nhìn, thái độ với bên kia. Doanh nghiệp cần tạo điều kiện để người lao động thành lập tổ chức đại diện tạo cơ hội thời gian để gặp gỡ trao đổi với người lao động hay đại diện của họ, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, đề xuất của họ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hđlđ theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiến các doanh nghiệp tại tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)