Về đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hđlđ theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiến các doanh nghiệp tại tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 59)

- Khi sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định về ký kết hợp đồng lao động, giờ làm việc cũng như việc bảo đảm các

2.2.4. Về đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động

Nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết HĐLĐ được các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện tương đối tốt. Các thông tin về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ... đều được các doanh nghiệp cung cấp đến cho NLĐ. Các kênh cung cấp thông tin chủ yếu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua tại bảng tin ở trụ sở công ty, đơn vị, trên phương tiện phát thanh, truyền hình của tỉnh. Trong những năm gần đây, để cung cấp thông tin cho người lao động nhiều đơn vị đã lựa chọn hình thức đăng trên các website, trang tin điện tử như:

http://baoquangninh.com.vn , vietnamworks.com; tuyendungquangninh.vn, ... Điều này giúp người lao động có thể dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận thông tin

NLĐ trước khi giao kết HĐLĐ cũng đã cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật cho NSDLĐ. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin từ phía người lao động đôi khi cũng nảy sinh vấn đề bất cập như giấy khám sức khỏe. Trong vụ việc cụ thể gần đây, Ngày 6/2/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Thị Hương (sinh năm 1959, nguyên quán xã Hiệp Hoà, thị xã Quảng Yên), trú tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Điều 267 Bộ luật hình sự. Trước đó vào cuối năm 2017, Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện một số bộ hồ sơ của học viên đăng ký thi sát hạch lái xe tại Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng Quảng Ninh có dấu hiệu sử dụng giấy khám sức khỏe giả của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh. Qua điều tra cho thấy các mẫu dấu tên, chữ ký và con dấu đóng trên giấy khám sức khỏe không phải do Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh cấp. Mở rộng điều tra, lực lượng chức năng phát hiện Lê Thị Hương là người đã cung cấp giấy tờ trên cho một số giáo viên, học viên Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng Quảng Ninh. Đối tượng này là đầu mối chuyên thu gom hồ sơ của người dân có nhu cầu cấp, đổi giấy phép lái xe môtô tại Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng), thành phố Uông Bí, thị xã Quảng Yên rồi bán giấy khám sức khỏe giả để hợp thức hóa các hồ sơ trên. Ngày 23/1, phát hiện Lê Thị Hương đến Trung tâm Giáo dục thường xuyên thị xã Quảng Yên đang làm thủ tục cho một số người dân thi sát hạch lái xe hạng A1 (do Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh tổ chức), Tổ công tác Phòng An ninh Chính trị nội bộ tiến hành kiểm tra và phát hiện 27 giấy khám sức khỏe có dấu hiệu nghi giả. Đối tượng Hương khai nhận toàn bộ giấy khám sức khỏe trong 27 bộ hồ sơ thi sát hạch là giả.

Việc cung cấp thông tin của người lao động không chính xác, đặc biệt thông tin về sức khỏe, tiểu sử bản thân người lao động có thể tiềm ẩn những rủi ro, tai nạn lao động có thể xảy ra trong quá trình người lao động thực hiện công việc của mình sau khi giao kết hợp đồng lao động. Với những doanh nghiệp có môi trường nặng nhọc như làm việc tại các mỏ than, hầm lò, .... thì sức khỏe là điều kiện quan trọng để người lao động thực hiện công việc.

Các doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện rất nghiêm các quy định liên quan đến đăng ký Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể. Đặc biệt đối với thỏa ước lao động tập thể tính đến năm 2018, toàn tỉnh có 809/944 bản TƯLĐTT,

các bên tham gia thương lượng, ký kết, thực hiện đều bảo đảm nguyên tắc thiện chí, bình đẳng, minh bạch, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động, xây dựng mối quan hệ bền vững, giải quyết tốt những bất hòa giữa người lao động và doanh nghiệp [18]. Các quy định của pháp luật lao động về thỏa ước lao động và thành lập tổ chức công đoàn cơ sở được các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, kịp thời. Quyền lợi của NLĐ trong doanh nghiệp được bảo vệ phần nào bởi tổ chức công đoàn cơ sở. Đây chính là cơ sở để giúp cho việc thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao kết HĐLĐ cũng như thực hiện HĐLĐ tại các doanh nghiệp.

Thực tiễn liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Quảng Ninh có một số điểm đáng lưu ý như sau:

Việc thực hiện giao kết HĐLĐ được các doanh nghiệp thực hiện khá nghiêm tục nội dung HĐLĐ. Trong đó quyền và lợi ích của NLĐ trong khối doanh nghiệp lớn của nhà nước trên địa bàn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đảm bảo tốt nhất; kế đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các doanh nghiệp siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua, các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài và trong nước thực hiện nghiêm túc các nội dung HĐLĐ như tập đoàn Vingroup, tập đoàn Sungroup, tập đoàn FLC, ..

Các doanh nghiệp thực hiện việc trả lương theo đúng quy định cho NLĐ trong đó quyền lợi về tiền lương, thu nhập cho người lao động được đảm bảo. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu trả lương theo tháng, lương được chuyển khoản qua Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, giữa các doanh nghiệp khác nhau việc tăng lương hàng năm và nâng bậc lương là không nhất quán hầu hết trong các doanh nghiệp. Điều này tương đối dễ hiểu, do mỗi doanh nghiệp lại có những đặc điểm, yêu cầu khác nhau đối với NLĐ của doanh nghiệp mình.

Tuy nhiên, tại một doanh nghiệp vẫn còn vi phạm làm thêm giờ. Điều này diễn ra phổ biến và đồng thời để tăng thu nhập của mình nhiều NLĐ có sự đồng thuận với làm thêm giờ. Đặc biệt, với đặc tính mùa vụ và đặc tính của thị trường tì một sô các doanh nghiệp sản xuất, và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ vẫn còn có những vi phạm về làm thêm giờ ở doanh nghiệp mình. Ngoài ra, vào những mua thấp điểm buộc doanh nghiệp phải dãn ca, bố trí nghỉ phép cho công nhằn nhằm giữ chân công nhân. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ và lữ hành cũng gặp phải tình trạng trên. Trong

những tháng cao điểm, mùa du lịch của tỉnh, tỉnh đón nhận nhiều lượt khách trong nước và quốc tế, chính vì vậy việc làm thêm giờ và tăng cả là rất phổ biến đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Công tác an toàn vệ sinh lao động và bảo hộ lao động cũng được các doanh nghiệp trên địa bàn quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn có những tai nạ lao động xảy ra không mong muốn. Theo báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 – 2018 theo Báo cáo số 27/BC-UBND tỉnh Quảng Ninh, trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016 – 2018 [33] xảy ra tổng số 1.691 vụ tai nạn lao động làm 1.754 người bị nạn, trong đó: tai nạn nhẹ: 606 vụ, 624 người bị nạn; tai nạn nặng 1.007 vụ, 1.046 người bị nạn; tai nạn chết người: 78 vụ, 84 người chết; số vụ có từ 02 nạn nhân trở lên là 19 vụ; số nạn nhân nữ là 56 người. Theo thống kê tình hình tai nạn lao động theo loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh, theo ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động là: khai thác khoáng sản, xây dựng, hóa chất, cơ khí, luyện kim, dầu khí, điện, và vật liệu nổ. Tình hình tai nạn lao động đối với lao động làm việc không theo HĐLĐ trong giai đoạn 2016 – 2018 là 45 người bị chết do tai nạn lao động. Chính vì vậy, công tác an toàn vệ sinh lao động động và bảo hộ lao động cần thiết có sự quan tâm của các doanh nghiệp trên địa bàn hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hđlđ theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiến các doanh nghiệp tại tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)