Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động ở Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hđlđ theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiến các doanh nghiệp tại tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 81)

- HĐLĐ theo mùa, hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động ở Quảng Ninh

kết hợp đồng lao động ở Quảng Ninh

Sự phối hợp giữa các ngành hữu quan, giữa cơ quan quản lí với doanh nghiệp cần được thực hiện thường kỳ. Mặt khác cũng cần phải đào tạo kịp thời cán bộ thanh tra, nhằm đảm bảo về quân số của lực lượng thanh tra lao động, nhằm đáp ứng các yêu cầu có tính chất đa dạng và phức tạp này. Bên cạnh đó, đối với trường hợp vi phạm pháp luật lao động cũng cần xử lý nghiêm các, mà trước hết cơ quan thi hành pháp luật cần phải thực hiện đúng pháp luật, tránh xảy ra tình trạng bao che, làm được như vậy thì pháp luật mới nghiêm và sẽ giảm tình trạng vi phạm pháp luật. Đồng thời, cần tiến hành phân cấp đồng bộ giữa các cơ quan của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, Công đoàn các cấp với các cơ quan hữu quan nhằm tạo ra sự phối hợp chặt chẽ trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động và giải quyết nhanh chóng các tranh chấp phát sinh.

Đội ngũ thanh tra viên lao động còn ít; công tác thanh tra chưa thực hiện thường xuyên; số cuộc thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp còn ít, hiệu quả chưa cao. Vì vậy cần tăng cường số lượng và chất lượng để tương xứng với tốc độ phát triển của doanh nghiệp về cả số lượng lẫn quy mô sản xuất; thanh tra lao động cần tăng cường thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động ở tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Bên cạnh đó cần xây dựng mối đoàn kết, gắn bó giữa các cấp liên đoàn lao động, sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ quan có thẩm quyền về quản lý lao động tại tỉnh Quảng Ninh với người lao động. Mặt khác, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền, đặc biệt là chủ sử dụng lao động để xây dựng các thiết chế văn hóa, tạo điều kiện để người lao động nâng cao đời sống văn hóa tinh thần (như đều có phòng đọc sách, báo, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục thể thao...). Riêng đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tại các khu công nghiệp tập trung, đề nghị xây dựng "Góc bảo hộ lao động" (ở đó có trang bị sách, báo, ti vi, các dụng cụ thể dục thể thao...) để người lao động giải trí trong giờ giải lao, sau giờ ăn...

KẾT LUẬN

Giao kết HĐLĐ là tổng hòa của các yếu tố như nguyên tắc giao kết, chủ thể giao kết, nội dung giao kết, hình thức giao kết, thủ tục giao kết và các vấn đề khác liên quan đến giao kết HĐLD. Để đảm bảo tính hợp pháp của một HĐLĐ, thì các yếu tố trên phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Các quy định về giao kết HĐLĐ tuy đã được áp dụng trong thời gian khá dài và đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yên cầu thực tế, nhưng một số nội quy định vẫn còn chưa phù hợp, việc áp dụng vào thực tế chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dung pháp luật về giao kết HĐLĐ còn có nhiều trường hợp vi phạm pháp luật, họ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đối phương hay cả hai bên đều không hiểu biết pháp luật hoặc có thể chỉ là tối đa hóa lợi ích của họ mà vi phạm quy định pháp luật.

Vì những lý do trên, cần phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về HĐLĐ nói chung và giao kết HĐLĐ nói riêng. Để từ đó các bên tham gia giao kết HĐLĐ sẽ thuận lợi hơn khi thỏa thuận và thống nhất các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền và nghĩa vụ, làm được điều đó quyền lợi của các bên sẽ được đảm bảo, hạn chế tranh chấp lao động xảy ra, đồng thời thị trường lao động phát triển lành mạnh và văn minh hơn.

Hành vi giao kết HĐLĐ đúng pháp luật tức là pháp luật đã được thực thi và đi vào đời sống, đặc biệt trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề giao kết HDĐ ngày càng được chú ý, điều đó thể hiện sự phát triển của một quốc gia đề cao ý thức pháp luật. Đó là mục đích của tác giả khi nghiên cứu vấn đề này.

Do khả năng và trình độ nhận thức còn có những thiếu sót, thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót và chưa được đầy đủ. Tác giả kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu và thiết thực của quý thầy, cô giáo, các nhà khoa học để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả xin được trân trọng gửi lời cảm ơn quý Thầy, Cô giáo, các đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc, xin được gửi tới cô giáo TS. Phan Thị Thanh Huyền đã ân cân hướng dẫn, giúp đỡ tác giả nhiệt tình và tận tâm trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hđlđ theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiến các doanh nghiệp tại tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)