- Khi sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định về ký kết hợp đồng lao động, giờ làm việc cũng như việc bảo đảm các
2.1.2. Về phát triển kinh tế
Nhìn chung tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có những bước phát triển và tăng trưởng cao.
- Kinh tế tiếp tục phát triển, tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP, giá so sánh năm 2010) ước đạt 11,1%, vượt 0,9% KH, tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của cả nước và cao nhất so với cùng kỳ 6 năm trở lại đây. Quy mô nền kinh tế tăng 12,6%; GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.110 USD, tăng 11,2%; năng suất lao động bình quân ước đạt 199,5 triệu đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ.
- Giá trị tăng thêm của 3 khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông, lâm, thủy sản tăng 3,5%; khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 9,8%; khu vực III: Dịch vụ tăng 14,2%. Thuế sản phẩm tăng 11,8%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng dịch vụ: Khu vực nông - lâm - thủy sản 5,9%, giảm 0,4%; khu vực công nghiệp - xây dựng 50,3%, giảm 1,0%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm 43,8%, tăng 1,4% so với cơ cấu kinh tế năm 2017.
-Khu vực dịch vụ sôi động, đạt mức tăng trưởng cao so cùng kỳ. Giá trị tăng thêm ước đạt 36.835 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ. Thuế sản phẩm ước đạt 11.095 tỷ đồng, tăng 11,8%. Thu ngân sách từ dịch vụ ước đạt 5.758 tỷ đồng, chiếm 18,9% tổng thu ngân sách nội địa, tăng 16% cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 87.498 tỷ đồng, tăng 19,7% cùng kỳ. Tổng số khách du lịch ước đạt 12,2 triệu lượt, tăng 24% cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt 5,2 triệu lượt, tăng 22,1%; doanh thu du lịch đạt 23,6 nghìn tỷ đồng, tăng 28% cùng kỳ; thu ngân sách từ du lịch ước đạt 2.750 tỷ đồng, chiếm 9,0% tổng thu ngân sách nội địa, tăng 31% cùng kỳ. Hoạt động vận tải tăng khá; dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển. Thị trường tiền tệ ổn định, vốn tín dụng huy động tại địa phương tăng 14,7%, dư nợ tín dụng tăng 10,2%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.962 triệu USD, tăng 11% cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.793 triệu USD, tăng 4,2% cùng kỳ. Tuy nhiên, hoạt động tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu giảm sút; thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng cửa khẩu ước giảm 12% so với dự toán HĐND tỉnh giao.
- Môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) tiếp tục được cải thiện; công tác hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp được quan tâm với nhiều giải pháp, sáng kiến, sử dụng mạng xã hội tương tác với người dân và doanh nghiệp, với mục tiêu tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 67,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Cấp mới, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 50 dự án, với tổng mức đăng ký đầu tư 23,6 nghìn tỷ đồng, tăng 71% cùng kỳ. Năm 2018, có 2.450 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, bằng 85% kế hoạch, tăng 5,4% cùng kỳ, vốn đăng ký 24 nghìn tỷ đồng, tăng 80% cùng kỳ; số doanh nghiệp thành lập mới không đạt kế hoạch, nguyên nhân do chính sách hỗ trợ chưa mạnh, chưa hiệu quả, việc phát triển khởi nghiệp, chuyển hộ sản xuất, kinh doanh lên doanh nghiệp còn ít. Hết năm 2018 trên địa bàn tỉnh có 17.560 doanh nghiệp, vốn đăng ký 169.144 tỷ đồng.