Tổng quan về hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 1 Sơ lược về lịch sử phát triển của hoạt động vận chuyển hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 35 - 38)

2.1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trên thế giới

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người từ xa xưa, con người luôn có nhu cầu cơ bản và chính yếu nhất là ẩm thực và đi lại để duy trì sự tồn tại của mình

và từng bước phát triển cao hơn cho đến ngày nay. Từ thời kỳ đồ đá con người đã biết đục đẽo các thân cây làm phương tiện di chuyển và đánh bắt cá trên các sông ngòi và ven biển nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của mình. Nhu cầu trao đổi và mua bán hàng hóa trong phạm vi nhỏ hẹp của một bộ lạc từng bước được mở rộng giữa các bộ lạc, rồi đến giữa các vùng lãnh thổ khác nhau đã thúc đẩy sáng kiến dùng các con thuyền thô sơ khi đó để vận chuyển hàng hóa dọc theo các sông ngòi. Hoạt động giao thương từng bước được tiếp tục mở rộng giữa các quốc gia và giữa các khu vực trên thế giới đòi hỏi nhu cầu vận chuyển hàng hóa nhiều hơn, xa hơn và bằng các phương tiện có thể đi men theo các bờ biển và ngày càng xa hơn từ lục địa này đến lục địa khác như ngày nay.

Từng bước một cùng với sự phát triển của xã hội loài người với các phát minh, sáng chế và phát hiện trong ngành hàng hải qua nhiều thời kỳ, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã có những bước phát triển vượt bậc, từ tàu thuyền nhỏ chủ yếu di chuyển bằng sức người, đến các tàu thuyền lớn hơn được trang bị các cánh buồm để mượn thêm sức gió, đến thuyền máy chạy bằng hơi nước, và đến nay hầu các các loại tàu thuyền được sử dụng để vận chuyển hàng hóa trên biển đều hoạt động nhờ vào động cơ chuyên dụng. Sự phát triển của khoa học hàng hải cũng như ngành tàu biển gắn liền với sự phát triển của hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển; đặc biệt là sự đột phá phát triển mạnh mẽ bắt đầu vào những năm 1970 khi container được phát minh làm phương tiện đóng gói, xếp hàng hóa để vận chuyển bằng những con tàu lớn, góp phần đầy mạnh sự phát triển của giao thương quốc tế.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển qua các thời kỳ đã dần dần thay thế và chiếm ưu thế hơn so với các loại hình vận chuyển khác như vận chuyển bằng đường bộ hay đường sắt và luôn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với các phương thức vận chuyển khác, và ngày càng tăng cao. Theo dự báo của Diễn đàn vận tải quốc tế (ITF) thì hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển sẽ chiếm khoảng ¾ tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trên phạm vi toàn cầu vào năm 2050 [2, tr. 17].

luân chuyển hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, giữa các quốc gia với nhau hoặc giữa các khu vực trên thế giới, và được xem là mắt xích quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Cảng biển được xây dựng kết cấu hạ tầng và được lắp đặt các trang thiết bị cho tàu biển ra vào để xếp dỡ hàng hóa và thực hiện các dịch vụ khác. Cảng biển bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng; vùng đất cảng là nơi để xây dựng cầu cảng, kho bãi, hệ thống giao thông; vùng nước cảng là vùng nước trước cầu cảng, nơi neo đậu để tàu xếp dỡ hàng hóa và là vùng nước để tàu quay trở khi cập, rời cầu cảng.

Sự phát triển của hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển luôn gắn liền và có mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển hệ thống cảng biển. Việt Nam với lợi thế có 3.260 km bờ biển [18] và hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng biển. Hiện nay nước ta có khoảng 44 cảng biển [16] trải dài từ Bắc đến Nam và ngoài khơi biển Việt Nam với hàng trăm bến cảng lớn nhỏ khác nhau.

Một trong những bước ngoặt, tạo nên sự đột phá trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là sự ra đời của container vào những năm 1970. Hàng hóa trước đây thường được đóng vào bao hay để nguyên thành từng đống để xếp lên tàu hoặc dỡ từ tàu xuống bãi cảng, thì ngày nay phần lớn hàng hóa vận chuyển bằng đường biển được chứa trong các container, giúp cho việc xếp dỡ lên xuống tàu thuận lợi và nhanh chóng hơn, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Tuy nhiên, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển thời kỳ đó cũng chưa có những bước tăng trưởng đáng kể. Năm 1970 sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển cũng chỉ đạt khoảng 2 tỷ 605 triệu tấn trên phạm vi toàn cầu [42, tr.5].

Trong ba thập niên tiếp theo của thế kỷ trước, các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản và Châu âu bắt đầu có những bước tăng cường chính sách mở cửa thương mại, tạo điều kiện cho sự phát triển giao thương hàng hóa giữa các khu vực và trên thế giới; do vậy, sản lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển trên thế giới cũng có những bước phát triển đáng kể. Sản lượng vận chuyển hàng

hóa bằng đường biển trên toàn thế giới đạt hơn 4 tỷ tấn vào năm 1990, tăng lên gần 6 tỷ tấn vào năm 2000 [42, tr.5].

Năm 2007 hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, chiếm khoảng 80% tổng sản lượng lưu chuyển toàn cầu, đạt hơn 8 tỷ tấn mặc dù hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có mức tăng trưởng trung bình khoảng 3.1% trong khoảng 30 năm trước đó [34]. Từ năm 2007, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trên thế giới luôn tăng trưởng đều qua các năm trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ; riêng năm 2009 có sụt giảm nhưng không đáng kể do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính trong giai đoạn này và vẫn đạt sản lượng gần 8 tỷ tấn trên quy mô toàn cầu [42, tr.5]. Đến năm 2018, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trên phạm vi toàn cầu đạt hơn 11 tỷ tấn [42, tr.5].

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển qua các số liệu nêu trên cho thấy không ngừng tăng trường trong ít nhất 50 năm trở lại đây và sẽ không ngừng phát triển trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)