Xu hướng hội nhập và tăng trưởng của hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đến và đi từ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 40 - 41)

hóa bằng đường biển đến và đi từ Việt Nam

Việt Nam có vị trí nằm ngay cạnh Biển Đông, một cầu nối thương mại đặc biệt quan trọng trên bản đồ hàng hải thế giới. Biển Đông là tuyến đường vận chuyển quan trọng về mặt kinh tế, giúp trung chuyển hàng hóa từ Châu Á đến các khu vực khác trên thế giới.

Khu vực cảng biển phía Bắc của Việt Nam là cửa ngõ kết nối tiếp giáp với các quốc gia Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông. Trong khi đó, khu vực cảng biển miền Nam có vị trí kết nối các nước châu Á trên tuyến vận tải quốc tế đi các châu lục khác. Do xu hướng mở cửa, hội nhập toàn cầu và giao thương giữa các nước ngày càng lớn nên sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển trên thế giới và tại Việt Nam không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây.

Thống kê hàng hóa thông qua các cảng biển Việt Nam trong những năm gần đây luôn cho thấy sự tăng trưởng, năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể như sau [2, tr. 27], [23], [30]:

- Năm 2012: 294 triệu 556 ngàn tấn - Năm 2013: 326 triệu 795 ngàn tấn - Năm 2014: 373 triệu 27 ngàn tấn - Năm 2015: 427 triệu 816 ngàn tấn - Năm 2016: 459 triệu 833 ngàn tấn - Năm 2017: 519 triệu 296 ngàn tấn - Năm 2018: 530 triệu 145 ngàn tấn - Năm 2019: 654 triệu 600 ngàn tấn

Việt Nam tham gia và ký các hiệp định thương mại tự do với nhiều nước và khu vực khác nhau trên thế giới từ khi mở cửa nền kinh tế và bắt đầu hội nhập vào nền kinh tế thể giới; trong đó phải kể đến các hiệp định rất quan trọng gần đây là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu âu và Việt Nam (EVFTA). Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng leo thang, tạo ra sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sang các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam cũng là cơ hội phát triển hơn nữa hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam.

Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo Quyết định 703/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2019 nhằm giúp tái cấu trúc, phát triển ngành logistics trong đó có vận chuyển hàng hóa bằng dường biển. Đề án này sẽ định hướng và thúc đẩy ngành vận tải biển phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Qua các số liệu cụ thể nêu trên, cũng như đà tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam phù hợp với định hướng phát triển bền vững kinh tế biển của Đảng và Nhà nước ta, trong đó có hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đất nước ta chắc chắn trong thời gian tới sẽ chứng kiến những bước phát triển ấn tượng, đặc biệt là giao thương quốc tế mà trong đó vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là khâu then chốt; và do vậy, cũng không thể tránh khỏi thực tiễn tất yếu tiếp tục xảy ra các vấn đề cần giải quyết liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Một trong những vấn đề tồn tại của hoạt động vận chuyển hàng hóa đến các cảng biển Việt Nam là hàng hóa bị tồn đọng, lưu giữ tại các cảng biển ngày càng nhiều và cần phải có biện pháp xử lý triệt để, đúng đắn, phù hợp quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể kinh doanh liên quan, bảo đảm tính hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền, hạn chế lãng phí và chi tiêu ngân sách khi nhà nước phải đứng ra giải quyết thực tế này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)