Sơ lược về lịch sử phát triển của hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 40)

bằng đường biển của Việt Nam

Có thể nói ngành nghề dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam và các dịch vụ liên quan đã được sơ khai hình thành vào thời các Chúa Nguyễn ở đàng trong khi các Chúa Nguyễn mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài vào khoảng cuối thế kỷ XVI, và Hội An từng bước trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời kỳ đó. Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đến và đi từ Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam; tuy nhiên, hoạt động vận chuyển bằng đường biển và bằng các phương thức khác khi đó chủ yếu phục vụ cho mục đích quản lý, cai trị, và vơ vét tài nguyên đất nước ta của thực dân Pháp. Hoạt động vận chuyển bằng đường biển mang tính thương mại trong thời kỳ này không nhiều nhưng đã bắt đầu tạo được những nền móng cơ bản phục vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với sự hình thành thương cảng Hải Phòng, thương cảng Sài

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nước ta, hoạt động vận chuyển hàng hóa thương mại bằng đường biển cũng không đáng kể bởi lẽ thời kỳ này việc vận chuyển chủ yếu nhằm phục vụ cho mục đích kháng chiến. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, ở Miền Nam hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng có những bước tiến nhất định phục vụ hoạt động kinh tế của nhân dân Miền Nam với cơ sở chính và chủ yếu là cảng Sài Gòn.

Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng không có gì đáng kể bởi lẽ khi đó Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và chịu sự cấm vận của Hoa Kỳ, nên khối lượng hàng hóa giao thương quốc tế là không nhiều, chủ yếu chỉ giữa nước ta với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ, hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường biển nội địa nói chung chỉ nhằm phục vụ việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Có thể nói ngành hàng hải nói chung và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nói riêng đã bắt đầu có những chuyển biến và phát triển tích cực từng bước kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới từ sau Đại hội Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ VI năm 1986. Việt Nam từng bước chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xả hội chủ nghĩa; đặc biệt là sau khi nước ta bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1995, cấm vận được dỡ bỏ, hoạt động thương mại quốc tế của nước ta từng bước phát triển mạnh mẽ nhất là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007.

Bộ luật hàng hải đầu tiên của Việt Nam được Quốc hội thông qua vào ngày 30 tháng 6 năm 1990 đã đặt nền móng, tạo cơ sở pháp lý rất quan trọng cho ngành hàng hải phát triển trong đó có hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Nhằm đáp ứng và phù hợp với sự pháp triển không ngừng của hoạt động hàng hải, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong nước và quốc tế, ngày 14 tháng 6 năm 2005 Quốc hội nước ta đã thông qua Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005, thay thế Bộ luật hàng hải Việt Nam 1990 và tiếp tục sau đó Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015

được Quốc hội thông qua vào ngày 25 tháng 11 năm 2015 thay thế Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)