Quy định người vận chuyển phải nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền còn thừa thu được từ việc bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 67 - 68)

khoản tiền còn thừa thu được từ việc bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ

Pháp luật hiện nay của Việt Nam quy định sau khi đã trừ các khoản nợ mà người thuê vận chuyển và người nhận hàng phải trả cho người vận chuyển cũng như các khoản phí và chi phí phát sinh từ việc lưu giữ và xử lý hàng hóa lưu giữ, thì người vận chuyển phải nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền còn thừa thu được từ việc bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ mà các bên có quyền và lợi ích liên quan không đến nhận khoản tiển còn thừa này.

Tuy nhiên, như đã phân tích trong các phần trên thì quyền lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là các quyền phát sinh trên cơ sở hợp đồng và được pháp luật Việt Nam thừa nhận, và pháp luật Việt Nam cũng tôn trọng quyền tự do thỏa thuận và quyền tự định đoạt của các chủ thể kinh doanh. Khi các bên có lợi ích liên quan đến hàng hóa không đến nhận hoặc từ chối nhận các khoản tiền còn thừa thu được từ việc người vận chuyển bán đấu giá hàng hóa sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan cần được hiểu là họ đã từ bỏ quyền của mình và người vận chuyển có quyền thụ hưởng số tiền còn thừa đó. Việc lưu giữ và xử lý hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hợp đồng; và do vậy, người thuê vận chuyển hay các bên khác có lợi ích liên quan đến hàng hóa có quyền kiện, yêu cầu người vận chuyển hoàn trả cho họ khoản tiền còn thừa này hay bồi thường thiệt hại do lưu giữ và xử lý hàng hóa không đúng gây ra.

Do vậy, theo ý kiến của tác giả cần xem xét bỏ quy định người vận chuyển phải nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền còn thừa thu được từ việc bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ sau khi đã trừ các chi phí mà các bên có lợi ích liên quan đến hàng hóa không đến nhận hoặc từ chối nhận tại khoản 3, Điều 168 Bộ luật hàng hải năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan. Việc bỏ quy định nêu trên cũng phù hợp với các quy định về chiếm hữu hợp pháp của người vận chuyển đối với tài sản

là hàng hóa bị lưu giữ và xử lý được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 như đã được trích dẫn ở các phần trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)