Quy định về trách nhiệm của người vận chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 68 - 72)

Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa quy định về trách nhiệm của người vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đối với việc xử lý hàng hóa không có người nhận hay bị từ chối nhận; đặc biệt đối với loại hàng hóa cấm nhập khẩu, không đủ tiêu chuẩn, chất lượng nhập khẩu hay hàng phế liệu không được tái sử dụng hay tái chế.

Lỗ hổng nêu trên của pháp luật Việt Nam hiện nay cũng như thực tiễn cho thấy người vận chuyển luôn cho rằng họ không biết hàng hóa bên trong container họ nhận vận chuyển thực tế là gì; và do vậy, gần như không thể có một chế tài nào đối với người vận chuyển đặc biệt khi hàng hóa được vận chuyển đến cảng biển Việt Nam thuộc loại hàng hóa cấm nhập khẩu, không đủ tiêu chuẩn, chất lượng nhập khẩu hay hàng phế liệu không được tái sử dụng hay tái chế. Thực tiễn này phần nào làm cho các cảng biển Việt Nam đã có nguy cơ từng bước trở thành các bãi rác công nghiệp trong những năm gần đây. Các cơ quan nhà nước đã tốn không ít công sức và tiền của để xử lý các loại hàng hóa cấm nhập khẩu, không đủ tiêu chuẩn, chất lượng nhập khẩu hay hàng phế liệu không được tái sử dụng hay tái chế trong những năm gần đây tại các cảng biển Việt Nam.

Tác giả nhận thấy cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật theo hướng buộc người vận chuyển phải tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tiêu hủy đối với các loại hàng hóa này với toàn bộ chi phí do người vận chuyển chi trả. Nếu không có các quy định mạnh mẽ và quyết liệt về vấn đề này, người vận chuyển sẽ tiếp tục có xu hướng để mặc cho các loại hàng hóa này tại các cảng biển Việt Nam để nhà nước xử lý với chi phí từ ngân sách nhà nước như hiện nay.

Việc bổ sung quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 2, Điều 148 Bộ luật hàng hải Việt Nam, có quy định vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng. Vận đơn thường do chính người vận chuyển hàng hóa hay đại lý của họ ký phát, ghi rõ

số lượng, chủng loại hàng hóa được vận chuyển. Do vậy, không có căn cứ để các đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nại ra lý do họ không biết hàng hóa vận chuyển là gì mặc dù trên vận đơn có thể ghi chủng loại hàng khác với hàng hóa thực sự được vận chuyển để thoái thác trách nhiệm của mình khi họ vận chuyển đến các cảng biển Việt Nam các loại hàng cấm nhập khẩu, không đủ tiêu chuẩn, chất lượng nhập khẩu hay hàng phế liệu không được tái sử dụng hay tái chế để thoái thác trách nhiệm của mình.

3.4. Kết luận chương 3

Áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay điều chỉnh hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa của các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài trong thực tiễn đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, thiếu tính khả thi trong thực tiễn. Nghiên cứ pháp luật và thực tiễn cũng cho thấy các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài gần như không thể thực hiện đúng và đầy đủ quyền lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển đến các cảng biển Việt Nam theo các quy định hiện hành. Các quy định tại Nghị định số 169/2016/NĐ-CP về lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển tại các cảng biển Việt Nam, cũng như các quy định của pháp luật hải quan hiện nay đã gần như trói buộc các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài thực hiện quyền lưu giữ và xử lý hàng hóa mà họ vận chuyển đến Việt Nam. Quy định tại khoản 3, Điều 168 Bộ luật hàng hải năm 2015 và sự thiếu sót các quy định về trách nhiệm của người vận chuyển khi vận chuyển các loại hàng không được nhập khẩu, thuộc diện rác thải hay có nguy cơ trở thành rác thải không khuyến khích và cũng không nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài trong việc lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển đến Việt Nam.

Theo nhận định và đánh giá trong sự hiểu biết có giới hạn của mình, tác giả đã có những đề xuất tương đối phù hợp về lý luận và thực tiễn để xem xét hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Các đề xuất này bao gồm hủy bỏ khoản 3, Điều 168 Bộ luật hàng hải Việt Nam; sửa đổi Nghị định số 169/2016/NĐ-CP theo hướng quy định người mua tài sản bị lưu giữ được bán đấu giá có nghĩa vụ thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa sau khi trúng đấu giá và nộp thuế nhập khẩu theo quy

định; hủy bỏ quy định người vận chuyển thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa bị lưu giữ và nộp thuế nhập khẩu, nếu có, trước khi bán đấu giá; bổ sung Nghị định số 169/2016/NĐ-CP với các điều khoản riêng biệt về thủ tục hải quan đối với chuyển cảng hay tái xuất hàng hóa bị lưu giữ để bảo đảm người vận chuyển có thể thực thi được trong thực tiễn; và các điều khoản về nghĩa vụ và trách nhiệm của người vận chuyển đối với hàng hóa là hàng cấm nhập khẩu, rác thải, phế liệu và các loại hàng hóa khác không có giá trị sử dụng mà họ vận chuyển đến các cảng biển Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ mặc dù trong những năm gần đây đã xuất hiện những chính sách mang tính dân tộc quốc gia của một số nước trên thế giới, nhưng không thể đi ngược lại xu thế chung của nhân loại. Sự phát triển của khoa học công nghệ và sự tiến bộ của loài người đã xuất hiện khái niệm công dân toàn cầu trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Hoạt động kinh doanh thương mại diễn ra không ngừng nghỉ trên phạm vi toàn cầu giữa các quốc gia với nhau và nhu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế, giao thương giữa các quốc gia có một vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu được trong xu thế đó; và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia cũng như giữa các quốc gia với nhau không ngừng gia tăng và ngày càng phát triển. Sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển qua các cảng biển Việt Nam cho thấy năm này luôn cao hơn năm trước, luôn tăng đều qua các năm từ khi đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa giao thương với tất cả các nước trên thế giới.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thực tế đã phát sinh và sẽ luôn phát sinh hàng hóa bị từ chối nhận hay không có người nhận hàng hay bị tồn đọng tại các cảng biển ở Việt Nam và có xu hướng ngày càng nhiều hơn như chúng ta đã chứng kiến trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tính hiệu quả của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là không cao, các quy định pháp luật còn chồng chéo, vướng mắc, không phù hợp với thực tiễn,

hiện việc lưu giữ và xử lý hàng hóa nhanh chóng kịp thời, tốn kém chi phí của các chủ thể kinh doanh liên quan, gây thêm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Hầu hết các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển vào Việt Nam đều là các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài và với các quy định pháp luật hiện hành các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài này và thậm chí là các doanh nghiệp vận chuyển trong nước trong thực tiễn cũng không thể thực hiện được và cũng không muốn thực hiện việc lưu giữ và xử lý hàng hóa do những vướng mắc, chồng chéo, bất cập và thiếu tính khuyến khích của các quy định pháp luật liên quan đến lưu giữ và xử lý hàng hóa tại các cảng biển Việt Nam.

Do vậy, cần phải rà soát và kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển tại các cảng biển Việt Nam. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định này cần phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của pháp luật trong thực tiễn, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế biển trong đó có các lĩnh vực liên quan đến hàng hải, bao gồm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, phù hợp với Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực thi hành của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)