Đặc điểm của pháp luật chế độ bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 27)

Dựa trên việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn triển khai chính sách bảo hiểm xã hội chúng ta có thể thấy pháp luật chế độ BHXH có các đặc điểm chủ yếu sau:

(1) Đặc điểm về chủ thể: Theo Luật BHXH hiện hành thì người lao động tham gia BHXH bắt buộc là đối tượng được hưởng các chế độ BHXH: Ốm đau; thai sản; hưu trí; tử tuất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (được quy định tại Điều 24, Điều 30, Điều 42, Điều 53 và Điều 66 Luật BHXH năm 2014).

(2) Đặc điểm về nguồn luật:

Nguồn của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội là các văn bản quy phạm pháp luật trong đó có chứa các quy phạm pháp luật quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội.

Đặc điểm nguồn của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

5 Tổ chức Lao động Quốc tế 1952 , Công ước số 102 về các chế độ BHXH đã được Tổ chức Lao động Quốc tế ILO thông qua ngày 28/06/1952 Quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội.

- Do chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Văn bản được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, dưới hình thức theo luật định. Nội dung văn bản đó có chứa đựng quy phạm pháp luật quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội.

- Căn cứ vào chủ thể ban hành, nguồn của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm:

+ Hiến pháp: Hiến pháp là đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng liên quan đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội của quốc gia. Hiến pháp là nguồn của mọi ngành luật trong đó có Luật Bảo hiểm xã hội.

+ Luật: Là loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp. Có các văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội như: Luật Bảo hiểm xã hội

+ Nghị định của Chính phủ: Tất cả những Nghị định của Chính phủ ban hành với tư cách là văn bản quy phạm pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội đều là nguồn của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội.

+ Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước: Các thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành để hướng dẫn thi hành luật, Nghị định quy định về chế độ bảo hiểm xã hội.

(3) Đặc điểm về chế tài xử lý vi phạm

- Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)