Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 44)

Quảng Ninh là một tỉnh ven biển, thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì vừa có biển, đảo, đồng bằng, trung du, lại có cả đồi núi, biên giới. Trong việc quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, là tỉnh hội tụ những điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế - xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế, đặc biệt là trung tâm thương mại thành phố Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Năm 2018, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 1 ở Việt Nam (Báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh, 2018)11.

Là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, trữ lượng than ở tỉnh Quảng Ninh chiếm 95% so với cả nước, đứng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Đồng thời ở Quảng Ninh còn có tài nguyên đá vôi, đây chính là nguồn nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp nguyên liệu, vật tư cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế và tăng trưởng GDP của tỉnh. Ngoài ra, Quảng Ninh cũng rất phát triển về nhiệt điện với sản lượng nhiệt điện chiếm 15% và xi măng chiếm 14% của cả nước. Do là một trong những tỉnh giảu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là than đá, công nghiệp điện, xi măng, vật liệu xây dựng….Vì vậy, Quảng Ninh có số lượng công nhân mỏ đông nhất trên cả nước, đây là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp và phân phối hàng hóa12.

Bên cạnh nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, Quảng Ninh có bờ biển trải dài, là địa bàn có tiềm năng lớn để phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch nhất là thương mại qua biên giới và thương mại qua đường biển. Cùng với sự

11 Có thể xem tại: http://thuviendientu.baoquangninh.com.vn/cac-don-vi-hanh-chinh/tinh-quang- ninh/201811/ket-qua-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-tinh-quang-ninh-2410161/ [truy cập ngày 15/11/2019].

phát triển mạnh mẽ của kinh tế, ngành dịch vụ thương mại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực tạo bước đột phá trong quá trình xây dựng và phát triển để trở thành tỉnh đi đầu cả nước về vấn đề đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”13. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11,1%; thu nhập bình quân đầu người là 4.512 USD; tiếp tục ở trong nhóm 4 địa phương dẫn đầu cả nước về lĩnh vực thu ngân sách với tổng thu ước đạt trên 40.500 tỷ đồng; thực hiện tiết kiệm nguồn chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển với tỷ trọng chiếm trên 65,2% tổng chi ngân sách; tổng vốn đầu tư trong toàn xã hội đạt trên 67,6 nghìn tỷ. Bởi vậy, mà lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao, phần nào đã đảm bảo được đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh (Báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh, 2018)14.

Quảng Ninh là tỉnh biên giới, hải đảo có tổng số 14 huyện, thị xã, thành phố trải dài từ Đông Triều đến Móng Cái và có trên 34 dân tộc cùng sinh sống, phân bố không đồng đều trên các huyện, thị. Người dân tộc thiểu số cư trú tại các huyện khó khăn như Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hà…nhận thức về chính sách an sinh xã hội cũng như BHXH, BHYT, BHTN còn thấp, việc tuyên truyền cho người dân hiểu để tham gia BHYT gặp rất nhiều khó khăn (Hành chính, địa giới tỉnh Quảng Ninh, 2013, tr 11).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)