Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 64)

Trong những năm qua, công tác giải quyết các chế độ BHXH, chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho đối tượng thụ hưởng luôn được lãnh đạo BHXH tỉnh quan tâm, chỉ đạo. Đặc biệt khi có sự thay đổi về quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH mới theo Quyết định số 636/QĐ-BHXH và Quyết định số 828/QĐ- BHXH, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã hướng dẫn BHXH cấp huyện, các đơn vị sử dụng lao động đồng thời phối hợp với các sở, ban ngành giải quyết các trường hợp khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

2.3.1.1. Về công quản lý đối tượng hưởng, mức hưởng chế độ BHXH

Quản lý đối tượng hưởng cũng như mức hưởng là công việc thường xuyên, liên tục và quan trọng nhất trong quá trình thực hiện pháp luật về chế độ BHXH cho người lao động. Quản lý đối tượng một cách hiệu quả sẽ hạn chế được các trường hợp không còn tồn tại mà nguồn quỹ BHXH vẫn thực hiện chi trả, đối tượng vừa hưởng BHTN vừa tham gia lao động, đây cũng chính là hạn chế được tình trạng trục lợi quỹ BHXH. Trong những năm qua BHXH tỉnh Quảng Ninh đã đặt mục tiêu chi đúng, đủ, kịp thời, an toàn, đủ số đến tận tay đối tượng thụ hưởng, lãnh đạo cơ quan thường xuyên quan tâm chỉ đạo yêu cầu BHXH các huyện, thị xã, thành phố phải nắm rõ số lao động thuộc đơn vị mình quản lý, số lượng đối tượng đang chi trả bằng tiền mặt và ATM, thực hiện báo giảm kịp thời để BHXH tỉnh có sự điều chỉnh

phù hợp. Cán bộ phụ trách mảng quản lý đối tượng thuộc phòng chế dộ BHXH tỉnh phải nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra công việc báo giảm của huyện, thực hiện báo tăng đối tượng duyệt mới, điều chỉnh mức hưởng và chế độ BHXH theo quy định của pháp luật. Các đại diện chi trả cũng cần phải có trách nhệm trong việc chi trả, báo cáo tăng giảm, hết hưởng và cắt kịp thời để đảm bảo việc chi trả đúng người, đúng đối tượng, sau đây là biểu số liệu quản lý đối tượng.

Bảng 1. Tổng hợp đối tượng hưởng chế độ BHXH từ năm 2104-2018

Đơn vị tính: số người

TT Loại chế độ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Hưu viên chức 74.019 82.534 86.152 89.291 91.324 2 Hưu quân đội 3.246 3.504 3.777 3.959 4.164 3 TNLĐ-BNN 5.697 6.483 6.968 7.478 7.980 4 Tử tuất 5.853 6.396 6.534 6.613 6.671 Tổng 88.815 98.917 103.431 107.341 110.139

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ các báo cáo tổng kết của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh từ các năm 2014-2018).

Qua số liệu tổng hợp trong giai đoạn 5 năm ta thấy, chế độ hưu trí luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các công tác chi trả của tỉnh (chiếm tới trên 60%), còn chế độ tử tuất chiếm tỷ trọng ít nhất. Nhìn chung tổng số đối tượng hưởng và đối tượng hưởng ở mỗi chế độ là thay đổi qua các năm, nhưng đều có xu hướng tăng, tốc độ tăng cũng khá chậm (5,7%). Nguyên nhân của sự gia tăng là do đối đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng, nên kéo theo đó số đối tượng hưởng cũng tăng lên tương ứng và số lượng người về hưu nghỉ theo Nghị định số 108/NĐ-CP về tinh giản biên chế, nhất là đối với khu vực hành chính sự nghiệp, theo Nghị định 26/NĐ-CP đối với người lao động thuộc cơ quan Đảng.

2.3.1.2. Về công tác giải quyết các chế độ BHXH

Chính sách BHXH ngày càng phát triển, nên công tác giải quyết chế độ chính sách BHXH ngày càng nặng nề và phức tạp hơn. Để đảm bảo việc giải quyết các chế độ BHXH kịp thời, chính xác, đúng quy định, đúng đối tượng. BHXH tỉnh Quảng Ninh nói chung và Phòng Chế độ BHXH nói riêng đã bám sát các văn bản Luật BHXH, Bộ luật lao động, Luật an toàn, Nghị định, thông tư hướng dẫn các đối tượng hưởng chế độ chính sách, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn nắm được quyền lợi và hoàn thiện nhanh các thủ tục đề nghị giải quyết chế độ đồng thời phối hợp với các Sở, ban ngành giải quyết các trường hợp khó khăn, vướng mắc, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Bảng 2. Tổng hợp giải quyết các chế độ Ốm đau, thai sản, DSPHSKtừ 2014- 2018

Đơn vị tính: Lượt người

TT Loại chế độ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Ốm đau 358.754 312.281 308.426 252.051 235.292 2 Thai sản 11.733 13.005 15.886 21.210 22.583 3 DSPHSK 1.995 2.148 2.236 1.812 2.123 Tổng 372.482 327.434 326.548 275.073 259.998

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ các báo cáo tổng kết của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh từ các năm 2014-2018).

Bảng 3. Tổng hợp giải quyết các chế độ Hưu trí, tử tuất, TNLĐ-BNN từ 2014- 2018

Đơn vị tính: Hồ sơ

TT Loại chế độ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Hưu trí 4.979 6.985 4.537 5.094 4.887 2 Tử tuất 1.706 1.815 1.880 1.913 1.924 3 TNLĐ-BNN 1.086 1.179 1.232 1.290 1.256 Tổng 7.771 9.979 7.649 8.297 8.067

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ các báo cáo tổng kết của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh từ các năm 2014-2018).

Việc xác định đúng, chính xác đối tượng hưởng BHXH là khâu quan trọng cho việc giải quyết giải quyết các chế độ BHXH. Trong 05 năm qua, BHXH tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực, phấn đấu thực hiện các chế độ chính sách đúng, đủ, chính xác nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Việc giải quyết các chế độ có xu hướng tăng theo các năm do các nguyên nhân về đối tượng tham gia BHXH, chế độ BHXH có sự thay đổi, nới rộng đối tượng, điều kiện và mức hưởng hơn trước. Về chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK từ 2015 đến nay có xu hướng giảm số lượt người hưởng chế độ với mức biến động bình quân giảm là 0,2%. Tuy nhiên số tiền chi trả cho chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK có xu hướng tăng. Bên cạnh đó việc giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất có sự biến động tương đối giữa các năm. Cụ thể, năm 2015 hồ sơ giải quyết chế độ hưu trí tăng mạnh nhưng sang năm 2016 trở đi lại giảm về số lượng và tăng nhẹ cho những năm sau. Nguyên nhân chính là do thay đổi trong cách tính lương hưu và độ tuổi nghỉ hưu, đặc biệt là đối với lao động nữ. Nếu như lao động nam được xây dựng một lộ trình rõ ràng thay đổi dần trong giai đoạn 5 năm, thì lao động nữ thì lại không có lộ trình rõ ràng. Tỷ lệ hưởng chế độ hưu trí đối với lao động nữ thay đổi gây nên tâm lý lo lắng. Công tác giải quyết các chế độ TNLĐ- BNN cũng được quan tâm hơn, từ tháng 7/2016, BHXH Việt Nam tiếp tục giảm bớt

quy định về thủ tục hồ sơ hưởng TNLĐ-BNN tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và đơn vị sử dụng lao động (cụ thể: chế độ TNLĐ giảm 02 loại giấy tờ; chế độ BNN giảm bớt 01 loại giấy tờ).

2.3.1.3. Về công tác chi trả các chế độ BHXH

Căn cứ vào việc xác định các đối tượng hưởng, mức hưởng và các nguồn chi. Hàng tháng BHXH Việt Nam rót nguồn kinh phí về cho BHXH tỉnh, sau đó BHXH tỉnh sẽ trích kinh phí cho BHXH các huyện, thị xã, thành phố và các đại diện chi trả để chi trả cho các đối tượng. Trong những năm qua công tác chi trả tại tỉnh đã đi vào nền nếp, được đảm bảo an toàn, chưa để xảy ra bất kỳ nào làm mất tiền của đối tượng hưởng. Hàng tháng, BHXH tỉnh yêu cầu BHXH các huyện, thị xã, thành phố phối hợp đại diện chi trả (Bưu điện) để thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH đúng thời gian, đủ số lượng và tới tận tay người hưởng.

Bảng 4. Tổng hợp chi trả các chế độ BHXH từ 2014-2018

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Loại chế độ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Ốm đau 108.261 120.731 123.545 120.700 124.121 2 Thai sản 159.479 179.361 184.077 266.870 254.607 3 DSPHSK 3.494 3.672 4.563 3.867 5.052 4 Hưu trí 3.258.766 3.784.603 3.957.614 4.459.347 4.832.249 5 Tử tuất 37.105 45.543 49.610 53.538 58.307 6 TNLĐ 17.785 24.844 29.251 34.488 38.681 7 BNN 5.951 3.050 3.264 3.995 4.477 Tổng 3.590.841 4.161.804 4.351.924 4.942.805 5.317.494

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ các báo cáo tổng kết của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh từ các năm 2014-2018).

Tuy lượng kinh phí chi trả rất lớn nhưng toàn ngành nói chung và BHXH tỉnh Quảng Ninh nói chung đã tổ chức quản lý chặt chẽ, không thiếu hụt, thất thoát tiền của Nhà nước. Việc tổ chức xét duyệt quyết toán hàng tháng, quý tuân thủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành, chi trả BHXH đúng đối tượng, đúng mục đích, chính xác, kịp thời đảm bảo an toàn và thuận tiện cho người thụ hưởng. Ngoài những mặt đạt được ở trên, trong quá trình thực hiện BHXH tỉnh cũng đạt được những kết quả khích lệ về các mặt khác như:

Công tác cải cách thủ tục hành chính được triển khai đồng bộ từ tỉnh xuống huyện, tạo bước đột phá về tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại trung tâm hành chính công cấp huyện, làm hài lòng tổ chức, cá nhân đến giao dịch về các chế độ BHXH, BHYT tại TTHCC, được người dân và chính quyền địa phương đồng tình, hoan nghênh ủng hộ.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết và chi trả các chế độ BHXH được đặc biệt quan tâm cả về cơ sở vật chất và các phần mềm ứng dụng của ngành. BHXH Việt Nam đã xây dựng các phần mềm TN&TKQTTHC 3.0; phần mềm quản lý thu- sổ thẻ (TST); bộ công cụ tập trung dữ liệu BHXH (TCS) liên thông dữ liệu với phần mềm TST; cơ sở dữ liệu về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, nhằm hiện đại hoá công tác chi trả, giảm thiểu bước thủ công cho cán bộ thực hiện. Việc ứng dụng CNTT trong việc in ấn danh sách, các biểu mẫu chi trả các chế độ đã nâng cao hiệu suất làm việc đáp ứng yêu cầu quản lý trong điều kiện khối lượng công việc ngày càng nhiều. Nhờ ứng dụng CNTT, việc quản lý lưu trữ các dữ liệu được lưu giữ an toàn, không để xảy ra tình trạng mất mát dữ liệu, công tác chi trả được đảm bảo.

Với những kết quả đã đạt được trên, trong những năm tiếp theo, BHXH tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục cải tiến và kết hợp áp dụng các hình thức quản lý đối tưởng hưởng, giải quyết và chi trả các chế độ BHXH hiệu quả nhất, nhằm hướng đến mục tiêu phục vụ đối tượng ngày càng tốt hơn nữa, góp phần đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho hàng ngàn đối tượng trên địa bàn, tạo niềm tin cho người dân về chính sách BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)