Các chế độ BHXH bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 57)

2.2.1.1. Chế độ ốm đau * Điều kiện hưởng

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau: Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Trường hợp “ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma

túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định” thì không được hưởng chế độ ốm đau, tai nạn rủi ro và con ốm (Điều 25, Luật BHXH số 58/2014/QH13). Cụ thể danh mục chất ma túy và tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định 82/2013 NĐ-CP.

* Thời gian hưởng

Thời gian tham gia BHXH

Làm việc trong điều kiện bình thường

Làm việc trong điều kiện nặng nhọc

Dưới 15 năm 30 ngày 40 ngày

Từ đủ 15 năm đến dưới

30 năm 40 ngày 50 ngày

Từ đủ 30 năm trở lên 60 ngày 70 ngày

Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau: Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Riêng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ… thì thời gian hưởng chế độ ốm đau căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền (Điều 26, Luật BHXH số 58/2014/QH13). Ngoài ra NLĐ sau khi bị ốm đau, thai sản mà sức khỏe còn yếu được hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản với thời gian từ 5 đến 7 ngày tùy trường hợp cụ thể.

* Mức hưởng

Mức hưởng trợ cấp ốm đau tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Còn đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan… mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Theo pháp Luật BHXH hiện hành, chế độ ốm đau được quy định về điều kiện hưởng, mức hưởng và thời gian hưởng cụ thể chi tiết nhưng khi áp dụng thực tế nhận thấy:

Điều kiện để hưởng chế độ ốm đau áp dụng cho trường hợp: NLĐ bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc nhằm loại trừ các trường hợp chính bản thân NLĐ chủ động tạo ra bất lợi cho mình như: tự huỷ hoại sức khoẻ, say rượu, dùng các chất ma tuý… ra khỏi đối tượng được bảo hiểm là phù hợp. Mặt khác chế độ ốm đau không quy định về điều kiện đóng BHXH tối thiểu trước khi hưởng trợ cấp vì vậy NLĐ chỉ cần vừa tham gia BHXH mà bị ốm kể ốm dài ngày vẫn được hưởng chế độ trợ cấp ốm đau. Quy định trên một mặt thể hiện tính nhân văn trong chế độ BHXH nhưng không đảm bảo tương quan công bằng giữa các chế độ, vừa không đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng, đồng thời dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng để hưởng chế độ khi NLĐ phát hiện mắc bệnh cần chữa trị dài ngày mới tìm cách tham gia BHXH bắt buộc sau đó nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau với thời gian hưởng không giới hạn.

Pháp luật hiện hành còn có sự phân biệt về quyền lợi giữa các đối tượng tham gia BHXH, đối với đối tượng là lực lượng vũ trang pháp luật quy định không có sự giới hạn về thời gian nghỉ hưởng chế độ và mức trợ cấp bằng 100% tiền lương; như vậy quyền lợi của NLĐ thuộc lực lượng vũ trang là lớn hơn quyền lợi của NLĐ thuộc khối dân sự. Quy định trên đã tạo ra sự bất hợp lý, không công bằng giữa các nhóm đối tượng tham gia BHXH.

Và ở chế độ này quy định việc hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản cho NLĐ sau khi đi làm mà sức khỏe còn yếu hiện tại cho thấy còn bất cập thể hiện: việc cho nghỉ chế độ này là do đơn vị sử dụng lao động quyết định trên cơ sở hạch toán tài chính theo quy định nên nhiều khi đơn vị còn lạm dụng, xét duyệt cho những trường hợp không đủ điều kiện hưởng mang tính chất “cào bằng”, ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ BHXH.

2.2.1.2. Chế độ thai sản * Điều kiện hưởng

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Để được hưởng chế dộ thai sản thì NLĐ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Với lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

*Thời gian hưởng:

- Khi khám thai: Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).

- Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần): 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

- Khi sinh con: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 01 tháng. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ 05 ngày làm việc; 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật; trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, sinh ba trở lên thì mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).

* Mức hưởng

- Đối với trợ cấp thai sản khi nghỉ việc sinh con, nuôi con nuôi bằng mứcbình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

* Số tháng nghỉ sinh con/nuôi con nuôi.

- Đối với trợ cấp thai sản khi nghỉ việc đi khám thai, lao động nam nghỉ khi vợ sinh con bằng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày*100% * Số ngày nghỉ khi đi khám thai hoặc chăm vợ sinh con.

- Đối với trợ cấp thai sản khi sẩy thai, nạo hút thai bằng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc/30 ngày*100% * Số ngày nghỉ do sẩy thai, nạo hút thai.

Như vậy chế độ thai sản trong Luật BHXH mới đã linh hoạt hơn, đem lại những lợi ích thiết thực cho lao động, đặc biệt là lao động nữ. Sự chi tiết, sự tỉ mỉ trong từng quy định về thời gian hưởng và mức hưởng trong chế độ thai sản càng chứng minh sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân, đặc biệt là đối với người phụ nữ và trẻ em nhất là khi luật mới bổ sung thêm đối tượng hưởng chế độ thai sản là nam có vợ sinh con, hay như mở rộng thời gian nghỉ trước khi thai sản đối với một số trường hợp thai sản có bệnh lý cần sự theo dõi và xác nhận của cơ quan y tế. Điều đó càng khẳng định tầm quan trọng của chế độ thai sản trong chính sách về an sinh xã hội. Nhưng những tồn tại và vướng mắc khi thực hiện chế độ này đã gây ra những khó khăn cho người lao động, cụ thể: quy định điều kiện để hưởng trợ cấp thai sản theo khoản 2, điều 31 Luật BHXH 2014 là người lao động phải có thời gian đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

2.2.1.3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

*Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

- Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị những tai nạn trên (Điều 43, Luật BHXH số 58/2014/QH13).

*Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại; Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh theo quy định trên (Điều 44, Luật BHXH số 58/2014/QH13).

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau: Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định; Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.

Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau: Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp; Bị tai nạn lao động nhiều lần - Bị nhiều bệnh nghề nghiệp (Điều 46, Luật BHXH số 58/2014/QH13).

Theo quy định hiện hành, điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp TNLĐ, NLĐ phải đảm bảo “bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý”. Tuy nhiên việc xác định tuyền đường và thời gian hợp lý là rất khó khăn mặc dù đã có một số văn bản hướng dẫn nhưng chưa chi tiết, cụ thể về những trường hợp nào không được coi là TNLĐ như: tai nạn trong khi tự ý làm việc không phải công việc chính được giao, đùa nghịch nhau, đánh nhau trong lúc làm việc dẫn tới tai nạn... dù rằng tai nạn đó ở nơi làm việc, trong giờ làm việc hoặc những trường hợp tai nạn giao thông do vi phạm pháp luật giao thông, uống rượu bia...Từ những quy định chưa cụ thể về điều kiện hưởng

trợ cấp TNLĐ đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết chế độ TNLĐ cho NLĐ.

Đối với việc xác định tai nạn trên đường đi và về lại càng khó khăn hơn nhất là các trường hợp tai nạn giao thông nhẹ, không có sự can thiệp của cảnh sát giao thông, những quãng đường vắng và tai nạn bất ngờ như: tường đổ; cây, cành cây đổ, gãy; ong đốt, chó chạy...Việc xác định về địa điểm, thời gian rất khó khăn để giải quyết hưởng trợ cấp, rất dễ bị lạm dụng. Sở dĩ cần có sự loaị trừ những trường hợp như trên, thực chất xuất phát từ bản chất của bảo hiểm xã hội: đó là sự đảm bảo thay thế hoăc bù đắp một phần thu nhâp cho người lao động và gia đình họ ̣khi NLĐ bi ̣mất thu nhâp xuất phát từ nguyên nhân khách quan, nên có quy định chặt chẽ hơn với các trường hợp NLĐ có hành vi vi phạm luật lệ giao thông, uống rượu, bia, sử dụng chất gây nghiện… bị tai nạn sẽ không được hưởng chế độ này.

Đối với những trường hợp tai nạn giao thông được coi là TNLĐ thì hồ sơ đươc giới thiệu đi giám định bao gồm: “trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao biên bản tai nạn giao thông” (Khoản 3 Điều 19 Nghị định 152/2006/NĐ-CP). Điều kiện này thực sự gây khó khăn cho NLĐ để giải quyết chế độ khi tai nạn xảy ra ở vùng sâu, vùng xa hoặc xảy ra trên tuyến đường vắng vẻ nên không lập được biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường.

2.2.1.4. Chế độ hưu trí

Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi: Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên: Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò - Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Người lao động trong lực lượng công an, quân đội và cơ yếu chính phủ có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì nghỉ việc được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau: Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác; Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

Chế độ hưu trí đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực so với trước, được thể hiện ở các quy định về điều kiện hưởng, mức hưởng, việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế, mức hưởng BHXH một lần, về điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH theo chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ. Thực hiện chế độ hưu trí cho NLĐ đã giải quyết kịp thời quyền lợi thụ hưởng cho NLĐ khi về hưu và từng bước giảm dần sự chênh lệch về mức hưởng của NLĐ giữa các khu vực khác nhau. Tuy nhiên một số quy định trong Luật BHXH cũng bộc lộ một số hạn chế, còn có sự phân biệt giữa lao động nam và lao động nữ trong việc xác định độ tuổi nghỉ hưu, mức đóng và mức hưởng.

Điều kiện cơ bản để được hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nữ thấp hơn tuổi nghỉ hưu của lao động nam chỉ hợp lý đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)