Tranh chấp về BHXH là tranh chấp trong việc thực hiện các chế độ BHXH do Nhà nước quy định, các tranh chấp về BHXH có thể nảy sinh khi một trong các bên hoặc cả hai bên trong quan hệ BHXH xung đột với nhau về quyền lợi BHXH. Những tranh chấp về BHXH đều tập trung ở những vấn đề liên quan tới việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước trong việc giải quyết các quyền lợi cho NLĐ và các đối tượng thụ hưởng khác, trong đó phải kể đến các thành viên đủ điều kiện của NLĐ.
Việc khiếu nại của người tham gia BHXH được đưa ra trong Công ước số 1029 (năm 1952) của ILO, và nhấn mạnh trong Công ước số 128 (năm 1967)10 quy
định NLĐ có quyền yêu cầu người đại diện của mình để khiếu nại, bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Thông thường việc khiếu nại về quyền, lợi ích của NLĐ thường được thực hiện thông qua trao đổi bằng văn bản, những văn bản này là cơ sở để thực hiện việc khởi kiện. Việc tranh chấp thường xảy ra giữa các mối quan hệ: NLĐ với NSDLĐ, NLĐ với cơ quan BHXH hoặc NSDLĐ với cơ quan BHXH, vì vậy khi một bên có văn bản yêu cầu trả lời, giải quyết về quyền và lợi ích thì bên kia có trách nhiệm trả lời bằng văn bản những đề nghị, yêu cầu của người khiếu nại và đây cũng là cơ sở để thực hiện việc khởi kiện (nếu xảy ra).
Ngay từ khi Luật BHXH chưa ra đời, cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BHXH ở Việt Nam đã được cụ thể hóa tại Bộ Luật Lao động 2002, sau sửa đổi nội dung trong Bộ Luật Lao động 2012. Đến khi Luật BHXH ra đời, Luật BHXH đã giành riêng chương VIII để quy định cơ chế khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm về BHXH, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và phù hợp với nguyện vọng của NLĐ; Tuy nhiên, trong thực tế việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BHXH được thực hiện theo cả Luật Khiếu nại, Bộ Luật Lao động và Luật BHXH. Vì vậy cơ chế giải quyết tranh chấp giữa NLĐ với NSDLĐ với cơ quan BHXH, giữa NSDLĐ và cơ quan BHXH bao gồm:
Một là cơ chế thỏa thuận: Trong các phương thức giải quyết tranh chấp, bước đầu tiên được sử dụng là “Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội” chỉ khi nào giữa các bên không thỏa thuận được thì mới sử dụng đến biện pháp.tiếp theo, đó là “Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện” (Điểm 5, Điểm 6, Điều 194, Bộ Luật lao động năm 2012).
10 Điều 34, Công ước số 128 về Trợ cấp tàn tật, tuổi già và tiền tuất, 1967
1. Mọi người khiếu nại đều phải được quyền kháng cáo trong trường hợp bị từ chối trợ cấp, hoặc khiếu nại về chất lượng hay số lượng của trợ cấp.
2. Phải quy định những thủ tục trong trường hợp cần thiết, cho phép người khiếu nại được tự chọn hoặc được một đại diện của tổ chức đại diện những người được bảo vệ làm đại diện hoặc giúp đỡ cho mình.
Biện pháp thỏa thuận được quy định áp dụng đối với các tranh chấp về BHXH: tranh chấp giữa NLĐ đã nghỉ việc theo chế độ với NSDLĐ hoặc với cơ quan BHXH, giữa NSDLĐ với cơ quan BHXH do hai bên thoả thuận.
Hai là cơ chế khiếu nại: Sau khi các bên không thỏa thuận được việc giải quyết tranh chấp về BHXH thì bước khiếu nại sẽ được sử dụng làm công cụ tiếp theo nhằm giải quyết tranh chấp (đây được xem là phương pháp phổ biến mà các bên sử dụng trong thực tế để giải quyêt các tranh chấp). Trong quá trình giải quyết khiếu nại nếu thấy quyết định gốc không đúng, phải ra quyết định mới điều chỉnh quyết định cũ và điều chỉnh các chế độ đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người khiếu nại. Khi nhận được văn bản trả lời hoặc quyết định do bên bị khiếu nại gửi đến mà người khiếu nại thấy không phù hợp, người khiếu nại vẫn có quyền khiếu nại tiếp.
Ba là cơ chế khởi kiện: Tại Điểm 4, Điều 201; Điểm 3, Điều 205 Bộ Luật lao động 2012 quy định cả về giải quyết tranh chấp lao động tập thể hay cá nhân, trường hợp các bên không đồng ý với việc giải quyết thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Cụ thể hơn nữa “Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh” (Điểm 3, Điều 119 Luật BHXH số 58/2014/QH13).
Sau khi có Quyết định của Tòa án, nếu không có bên nào kháng cáo thì phải thực hiện theo phán quyết của Toà. Trường hợp các bên có liên quan không đồng ý có quyền khiếu nại tiếp lên cấp có thẩm quyền cao hơn theo luật định (ở nước ta, Tòa phúc thẩm là tòa án tiếp theo có thẩm quyền giải quyết tiếp theo, sau đó sẽ là Toà án tối cao). Như vậy, việc khởi kiện chỉ là khi giữa người tham gia BHXH và cơ quan BHXH không tự giải quyết được những khiếu nại của đương sự. Quyết định của tòa án sẽ là Quyết định mà các bên phải có nghĩa vụ tuân thủ, đặc biệt là quyết định của tòa án cao nhất (Tòa án tối cao).
Kết luận chương 1
Như vậy, trên cơ sở phân tích lý luận về BHXH, về thực hiện các chế độ BHXH, có thể kết luận rằng chế độ BHXH có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động nói riêng và xã hội nói chung, góp phần phát triển bền vững các chế độ an sinh xã hội đồng thời từ thực tiễn thực hiện có thể đưa ra những ưu điểm, hạn chế của thực hiện pháp luật về BHXH, đề ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BHXH ở Việt Nam hiện nay.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh và Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh