Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 87)

quyền với việc thực hiện chế độ BHXH

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật BHXH là một trong những khâu quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện pháp luật về BHXH. Công tác thanh tra, kiểm tra thời gian qua còn nhiều hạn chế; BHXH tỉnh chủ yếu thanh tra, kiểm tra, nắm tình hình, chạy theo chỉ tiêu số lượng, chưa thanh tra, kiểm tra để khai thác mới, mặt khác thanh tra kiểm tra BHXH chưa được giao một số công cụ cưỡng chế

thành ra chưa có sức răn đe. Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra thực thi pháp luật về BHXH cần phải đổi mới với một số nội dung chủ yếu như sau:

Công tác thanh tra, kiểm tra phải được phối hợp chặt chẽ giữa Thanh tra chuyên ngành của Phòng LĐ-TB&XH, của Liên đoàn Lao động, Công an, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Thuế, BHXH và các cơ quan liên quan trong kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH.

Áp dụng công nghệ tiên tiến vào công tác thanh tra, kiểm tra từ nội dung đến hình thức, xây dựng phần mềm thanh tra bằng phương pháp tự động đẩy tiến độ cuộc thanh tra, kiểm tra. Đồng thời xây dựng tập trung các chuyên đề thanh tra, kiểm tra theo tháng, năm, kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm, để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Đồng thời kiên quyết, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. Các chế tài xử phạt vi phạm Luật BHXH cần đủ mạnh, bộ máy thanh tra, kiểm tra có hiệu lực đủ về số lượng và chất lượng. Kiên quyết xử lý đối với những cá nhân, tổ chức, người sử dụng lao động cố tình làm trái pháp luật, trốn tránh trách nhiệm. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền đã đóng góp phần loại bỏ được những hành vi đi ngược lại với mục đích mà BHXH hướng tới, tạo những điều kiện cho người lao động được hưởng những quyền mà pháp luật dành cho họ, bảo vệ người lao động trong trường hợp họ cần được bảo vệ khi người sử dụng lao động làm trái những quy định của pháp luật.

Tăng cường củng cố, kiện toàn Phòng thanh tra, kiểm tra của BHXH tỉnh, cán bộ, viên chức phụ trách công tác kiểm tra của BHXH các huyện, thị xã, thành phố; lựa chọn xây dựng viên chức làm công tác thanh tra, kiểm tra có phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ sâu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, thực hiện pháp luật về BHXH.

Kết luận chương 3

Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và kiến nghị thực thi pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh Quảng Ninh là việc làm quan trọng và cần thiết. Vì vậy, cần hoàn thiện pháp luật về chế độ BHXH theo hướng phù hợp với chính sách và định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước, phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp sở ban ngành để mục tiêu an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động.

Pháp luật về bảo hiểm xã hội cần thực hiện mở rộng các đối tượng tham gia bao phủ trên toàn quốc, hỗ trợ một số đối tượng đặc thù tham gia BHXH, các quy định của pháp luật về BHXH tự nguyện cần bổ sung thêm các chế độ ngắn hạn như chế độ thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho những người lao động thuộc khối lao động phi chính thức; quy định sự hỗ trợ đóng phí của Nhà nước đối với các trường hợp thuộc diện chính sách.

KẾT LUẬN

BHXH là một bộ phận cấu thành trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, là một chính sách quan trọng không thể thiếu của NLĐ. BHXH ra đời và phát triển đã tạo điều kiện cho hàng triệu NLĐ có thêm thu nhập để đảm bảo và ổn định cuộc sống khi không may gặp rủi ro như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu và mất.

Chính sách BHXH và hệ thống pháp luật BHXH càng hoàn thiện thì lợi ích của NLĐ càng được bảo vệ đầy đủ, chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật BHXH cho phù hợp với sự thay đổi của đất nước trong từng giai đoạn nhằm bảo vệ NLĐ là xu hướng tất yếu của các quốc gia,nó được hình thành nhằm mục đích phục vụ lợi ích của người dân, đảm bảo cho việc thực hiện công bằng trong xã hội, giảm bớt gánh nặng cho người lao động, người sử dụng lao động cũng như cho nhà nước nếu người lao động gặp những rủi ro trong cuộc sống

Pháp luật về BHXH đã từng bước hoàn thiện và thực hiện chức năng điều chỉnh các quan hệ BHXH phát sinh. Tuy nhiên, trên thực tế chính sách BHXH vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục gây ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, công tác tổ chức thực hiện về BHXH còn gây khó khăn cho NLĐ trong quá trình thực hiện chính sách BHXH. Trên cơ sở việc nghiên cứu “Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh” có thể khẳng định tầm quan trọng của chính sách BHXH nói chung, nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với BHXH. Đề tài nghiên cứu đã nêu rõ một số bất cập trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội nói chung và việc thực hiện chế độ BHXH tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp để việc thực hiện pháp luật về chế độ BHXH, công tác quản lý đối tượng thụ hưởng, việc giải quyết và chi trả các chế độ BHXH một cách có hiệu quả, đảm bảo nguồn quỹ BHXH và đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động, nhằm tạo điều kiện để người dân tham gia vào hệ thống BHXH – trụ cột của hệ thống an sinh xã hội ở nước ta hiện nay./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách, luận án, tạp chí

1. Võ Lan Anh (2015), Bảo hiểm xã hội tự nguyện – Thực trạng pháp luật và bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Định (2012), Giáo trình bảo hiểm, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. Điều Bá Được (2017), Giải pháp phòng chống lợi dụng, trục lợiQuỹ

BHXH, BHTN, Tạp chí Bảo hiểm xã hội. Xem được tại:

http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/giai-phap-phong-chong-loi-dung-truc-loi-

quy-bhxh-bhtn-18169 [truy cập ngày 13/10/2019]

4. Nguyễn Lan Hương (2012), Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

5. Bùi Sỹ Lợi (2017), Thực hiện BHXH cho lao động hợp đồng từ 01-03

tháng: Những vấn đề cần quan tâm, Tạp chí bảo hiểm xã hội. Có thể xem được tại: http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/thuc-hien-bhxh-cho-lao-dong-hop-dong-

tu-01-03-thang-nhung-van-de-can-quan-tam-17179 [truy cập ngày 13/10/2019].

6. Hồ Thị Kim Ngân (2015), Một số vướng mắc khi thực hiện các chế độ BHXH ngắn hạn, Tạp chí bảo hiểm xã hội. Có thể xem được tại: http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn [truy cập ngày 13/10/2019].

7. Trường Đại học Lao động - xã hội (2010), Giáo trình Bảo hiểm xã hội, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội.

8. Phạm Đình Thành (2018), Bàn về định hướng cải cách BHXH ở nước ta

trong giai đoạn tới, Tạp chí Bảo hiểm xã hội. Có thể xem được tại:

http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/ban-ve-dinh-huong-cai-cach-bhxh-o-nuoc-

ta-trong-giai-doan-toi-18526 [truy cập ngày 13/10/2019].

9. Lê Thị Hoài Thu (2002), Bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, luận án tiến sỹ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Mạc Văn Tiến (2019), Cải cách chính sách BHXH: Lịch sử và cập nhật

tính thời đại, Tạp chí bảo hiểm xã hội. Có thể xem được tại:

http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/cai-cach-chinh-sach-bhxh-lich-su-va-cap-

nhat-tinh-thoi-dai-20903 [truy cập ngày 13/10/2019].

11. Nguyễn Văn Chiều (2014), Chính sách An sinh xã hội và vai trò của Nhà

nước trong việc thực hiện chính sách An sinh xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

B. Nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo

12. Ban chấp hành trung ương (2018), Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khóa XII số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

13. Ban cán sự Đảng Chính phủ (2012), Dự thảo Đề án một số vấn đề về an sinh xã hội giai đoạn 2012-2020, Hà Nội.

14. Ban chấp hành Trung ương (2012), Ban chấp hành Trung ương khoá XI Nghị quyết số 15-NQ/TƯ về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020, Hà Nội.

15. Ban quản lý dự án TF058179 (2010), Đánh giá hệ thống chính sách BHXH, Bản tin - Viện Khoa học BHXH.

16. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), Quyết định số 141/QĐ-BHXH, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương.

17. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), Quyết định số 595/QĐ-BHXH, Ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.

18. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), Quyết định số 636/QĐ-BHXH, Về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH.

19. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), Quyết định số 828/QĐ-BHXH, Ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHTN.

20. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), Quyết định số 1515/QĐ-BHXH, Sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của BHXH Việt Nam banhành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHTN.

21. Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo tổng kết các năm từ 2014 đến năm 2018.

22. Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo tổng hợp quản lý đối tượng các năm từ 2014 đến năm 2018.

23. Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo tổng hợp việc giải quyết các chế độ BHXH các năm từ năm 2014 đến năm 2018.

24. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), Công văn số 3647/BHXH-CSXH về hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ TNLĐ-BNN theo quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

25. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 21-NQ/TW, tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020 ngày 22/11/2012.

26. Bộ Lao động-thương binh xã hội (2015), Thông tư số 58/2015/TT- BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

27. Bộ Lao động-thương binh xã hội (2015), Thông tư số 59/2015/TT- BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

28. Chính phủ (2015), Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc.

29. Chính phủ (2016), Nghị định số 21/2016/NĐ-CP, Quy định về thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan BHXH.

30. Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

31. Chính phủ (2013), Quyết định số 176//2013/NĐ-CP, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

32. Chính phủ (2015), Nghị quyết số 93/2015/QH13, Về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH 1 lần đối với người lao động.

33. Chính phủ (2015), Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về BHXH tự nguyện.

34. Chính phủ (2011), Chiến lược tổng thể phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam 2011-2020.

35. Quốc hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11, ngày 29 tháng 6 năm 2006.

36. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, ngày 20 tháng 11 năm 2014.

37. Quốc hội (2012), Bộ luật lao động số 10/2012/QH13, ngày 18 tháng 6 năm 2012.

C. Bản án

38. Bản án số 39/2019/HS-ST ngày 16/4/2019 của TAND TP Uông Bí. 39. Bản án số 51/2015/HSST ngày 26/6/2015 của TAND TP Uông Bí. 40. Bản án số 01/2014/ST-LĐ ngày 19/9/2014 của TAND TP Hạ Long. 41. Bản án số 01/2014/LĐ-ST ngày 22/8/2014 của TAND huyện Hoành Bồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)