hưởng các chế độ BHXH
Để đảm bảo việc giải quyết và chi trả các chế độ BHXH chính xác, đúng quy định tránh việc chi sai, lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH. Cơ quan BHXH tỉnh phải chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và chính quyền, đoàn thể địa phương để trao đổi thông tin nắm chặt số đơn vị SDLD, NLĐ thuộc đối tượng bắt buộc đóng BHXH, BHTN, cũng như biến động về đối tượng hưởng chế độ, cụ thể:
Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư trao đổi nắm thông tin về số doanh nghiệp thành lập mới, sáp nhập, chuyển địa bàn, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản; với Cục thuế nắm số doanh nghiệp đang hoạt động có đăng ký thuế và đang nộp thuế; với Hội Chế biến xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội doanh nhân trẻ, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế nắm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp; phối hợp với Liên minh Hợp tác xã nắm số Hợp tác xã, Tổ hợp tác đang hoạt động thuộc đối tượng bắt buộc đóng BHXH, BHTN; phối hợp với UBND, các tổ chức đoàn thể huyện và xã, phường để kịp thời nắm được tình hình di biến động của loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH, Liên đoàn Lao động nắm chặt số lao động trong các doanh nghiệp có hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên, tiền lương, tiền công của từng NLĐ; nắm số người có hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định sau khi hết thời hạn hợp đồng nếu không ký tiếp hợp đồng mới nhưng NLĐ vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị thì sau 30 ngày NLĐ và NSDLĐ phải đóng BHXH kể từ ngày hết hạn hợp đồng cũ.
Hướng dẫn, chỉ đạo BHXH các huyện phối hợp với chính quyền, các ngành, đoàn thể ở địa phương để nắm chặt số đơn vị, số lao động thuộc diện tham gia BHXH, BHTN trên địa bàn cũng như nắm được các đối tượng đang thuộc diện chi
trả của BHXH để việc tăng, giảm đối tượng kịp thời, tránh việc chi sai, chi không đúng đối tượng,đảm bảo nguồn quỹ BHXH,