Định hướng hoàn thiện pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 73)

Pháp luật về BHXH thời gian qua đã có những cải cách mạnh mẽ, theo hướng hoàn thiện và phản ánh bám sát tình hình kinh tế chính trị của đất nước. Luật BHXH năm 2006 sau khi đưa vào áp dụng còn một số bất cập, chưa phù hợp vì vậy Luật BHXH năm 2014 đã sửa đổi, bổ sung một số điều về BHXH, BHTN như: mở rộng dần đối tượng tham gia BHXH, phạm vi áp dụng BHXH, xác định mức đóng và mức hưởng, hướng tới sự công bằng đảm bảo quyền lợi của NLĐ, bổ sung chế độ BHTN và BHXH tự nguyện đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật BHXH, đảm bảo sự phát triển của hệ thống BHXH đồng bộ, toàn diện với chức năng là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội.

Đảm bảo mục tiêu thiết lập được hệ thống pháp luật BHXH hiện đại, bền vững đáp ứng các yêu cầu đã đề ra, đồng thời đảm bảo quyền, lợi ích của đại đa số NLĐ, trong thời gian tới pháp luật BHXH cần hoàn thiện theo những phương hướng cơ bản sau:

Tiếp tục từng bước mở rộng phạm vi đối tượng tham gia ở cả loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện tiến tới đảm bảo mọi NLĐ ở mọi thành phần kinh tế đều được tham gia BHXH, với bản chất tương trợ cộng đồng nhằm tạo sự ổn định chung thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.Đối tượng tham gia BHXH và phạm vi áp dụng của Luật BHXH cần được mở rộng hơn. Đây vừa là nguyên tắc thực hiện, vừa là phương hướng, mục tiêu quan trọng mà bất kể hệ thống pháp luật BHXH trên thế giới cũng đều hướng tới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật BHXH, tiến tới mục tiêu bao phủ toàn diện mọi NLĐ trong xã hội đều tham gia BHXH.

Để đảm bảo tất cả các đối tượng có quan hệ lao động thuộc diện điều chỉnh đều tham gia BHXH cần tổ chức quản lý tốt các đối tượng trong phạm vi điều chỉnh

của chính sách BHXH bắt buộc. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đối với khu vực thị trường không chính thức; thực hiện chính sách hỗ trợ về tài chính cho một số bộ phận người dân (nông dân, người khuyết tật,...) có thu nhập thấp tham gia BHXH tự nguyện.

Cần có sự quản lý, giám sát hoạt động quỹ BHXH chặt chẽ, nhằm tạo sự cân đối tài chính, bảo toàn an toàn cho quỹ trong tương lai. Trong tương lai quỹ BHXH đang đối mặt với nguy cơ vỡ quỹ vì vậy cần thực hiện những giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo toàn sự phát triển của quỹ, thực hiện quản lý quỹ theo nguyên tắc hạch toán độc lập thống nhất, công khai minh bạch và nguyên tắc tự cân đối thu chi theo quy định về chế độ tài chính của Nhà nước.Đưa ra các giải pháp nhằm bảo toàn sự tăng trưởng quỹ, đảm bảo cân đối thu chi; điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH theo cơ chế tạo nguồn độc lập tương đối với chính sách tăng lương, giảm dần phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; xây dựng lộ trình nâng dần mức lương hưu phù hợp với sự phát triển KT-XH của đất nước và các chính sách xã hội của nhà nước góp phần cải thiện đời sống của người hưởng chế độ trợ cấp.

Đề xuất và thực hiện các biện pháp trợ cấp mới nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ thu nhập của NLĐ, thực hiện theo hướng xây dựng hệ thống bảo hiểm chế độ hưu trí đa tầng, đa trụ cột với sự việc thiết lập chế độ hưu trí bổ sung, nhằm tạo điều kiện cho NLĐ có thu nhập cao có vốn tích lũy cao hơn khi về hưu. Trong quá trình thực hiện phải

Đảm bảo việc hoàn thiện pháp luật đi đôi với đảm bảo công bằng giữa mức đóng góp và mức thụ hưởng, không có sự phân biệt giữa điều kiện hưởng và mức hưởng giữa nam và nữ. Tỷ lệ đóng góp nên quy định phù hợp giữa NLĐ và NSDLĐ, nên rút dần sự can thiệp của Nhà nước đối với việc hình thành quỹ BHXH, Nhà nước chỉ đóng vai trò là bảo trợ của quỹ trong trường hợp quỹ BHXH mất cân đối.

Đảng ta xác định rõ quan điểm mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH nhưng phải xây dựng và có lộ trình phù hợp, thống nhất, đồng bộ với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách

BHXH, BHYT, BHTN là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân. Đây là quan điểm hết sức quan trọng của Nghị quyết số 21- NQ/TW của Bộ Chính trị, khẳng định trách nhiệm thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHYT không phải chỉ riêng ngành BHXH mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và của tất cả mọi người dân. Quan điểm này xuất phát từ việc nhận thức rõ vị trí, vai trò, tính trụ cột của hoạt động BHXH trong hệ thống chính sách ASXH. Bởi lẽ suy cho cùng, thực hiện tốt công tác BHXH chính là góp phần bảo đảm ASXH cho đất nước, thiết thực đóng góp thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật, đường lối chinh trị của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vai trò chỉ đạo đối với nội dung các quy phạm pháp luật. Nói cách khác, pháp luật hóa chính sách, đường lối của Đảng là điều hết sức cần thiết vì đó là “linh hồn pháp luật”. Do đó việc hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo yêu cầu thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)