Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 67)

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thực hiện các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Ninh vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Cụ thể:

2.3.2.1. Về sự phối hợp với các Sở, Ban, Ngành

Kể từ khi thực hiện nghị Quyết số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra với các doanh nghiệp, không được quá 1 lần/năm17, việc phối hợp giữa các sở ban ngành gặp nhiều khó khăn, rời rạc, thiếu đồng bộ do đặc thù của từng sở ban ngành khác nhau, nội dung và hình thức khác nhau, không được chủ động về thời gian, con người và phương tiện đi lại dẫn đến việc thanh tra kiểm tra chưa đem lai hiệu quả nhất định.

Sự phối hợp giữa các sở, ban ngành về việc giải quyết chế độ chính sách BHXH chưa được nhuần nhuyễn, còn mất nhiều thời gian do mỗi sở ban ngành có văn bản, ý kiến khác nhau, chưa thực sự bắt tay vào giải quyết các vấn đề vướng mắc do lịch sử để lại và do chưa có cơ chế, chế độ cụ thể phù hợp đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

2.3.2.2. Về tình hình địa bàn

Đặc thù của tỉnh Quảng Ninh là khai thác khoáng sản, đặc biệt là ngành than phát triển nhất trong cả nước, số lượng công nhân tập trung nơi đây đông, môi trường làm việc khắc nghiệt, độc hại nên việc giải quyết các chế độ BHXH nhiều, đa dạng dẫn đến NLĐ phát sinh những thắc mắc, ham muốn, lạm dụng nguồn quỹ của BHXH để giải quyết nhu cầu trước mắt của mình. Ngành than do biến động kinh tế, đơn vị ngành than sản xuất sa sút, không hiệu quả, vì vậy một số đơn vị cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH cho người lao động không đúng quy định, lạm dụng chế độ, một bàn khám bệnh cấp đến gần 200 giấy khám trên một ngày, cao hơn mức

17 Khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp; trường hợp kế hoạch thanh tra trùng lặp, chồng chéo với hoạt động kiểm toán nhà nước thì chủ động phối hợp, trao đổi với Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ để thống nhất phương án xử lý theo quy định hiện hành, đảm bảo sự kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán, không làm cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp, cần tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt theo tinh thần trên.

quy định tại Thông tư 15/2018/TT-BYT18. Điều này cho thấy việc quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH chưa thực sự hiệu quả, gây nên việc lạm dụng quỹ chi trả ốm đau, thai sản.

Quảng Ninh có đa dạng các dân tộc, vùng hải đảo, vùng sâu vùng xa trình độ còn thấp kém nên việc tuyên truyền các chế độ BHXH gặp nhiều khó khăn. Đối tượng phát triển tham gia BHXH không nhiều, tỷ lệ bao phủ tham gia BHXH còn thấp.

Công tác tuyên truyền các chế độ BHXH mới chỉ tuyên truyền chung chung, nội dung, hình thức chưa phong phú và chưa sát sao.

2.3.2.3. Về việc giải quyết các chế độ BHXH

Hiện nay, BHXH đang thực hiện hai phương thức chi trả trực tiếp bằng tiền mặt (đối với chi trả trợ cấp BHXH 1 lần), gián tiếp qua bưu điện (chi trả bằng tiền mặt) và các ngân hàng cổ phần thương mại (đối với chi trả qua tài khoản ngân hàng). Việc chi trả qua hình thức này giảm tải được số lượng công việc của cán bộ BHXH nhưng có một số điểm chưa thực sự hiệu quả như: Cán bộ chi trả của bưu điện là cán bộ kiêm nhiệm, còn hạn chế về năng lực, hiểu biết về công tác chi, không thường xuyên được bổ sung các kỹ năng, hiểu biết về chế độ chính sách BHXH, không cập nhật được các thay đổi của chính sách BHXH, dẫn đến việc thực hiện công tác chi trả chưa đạt hiệu quả cao, nhiều trường hợp không làm đúng quy định. Mặt khác bưu điện không có nguồn dữ liệu về hộ tịch, không quản lý thay đổi hộ tịch, hộ khẩu nên không nắm bắt được kịp thời và đầy đủ thông tin về việc cắt giảm đối tượng trên địa bàn nên dẫn đến tình trạng chi trả không đúng, chi sai.

2.3.2.4. Về áp dụng công nghệ thông tin

Hiện nay, BHXH Việt Nam đang từng bước cái cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin vào công tác giải quyết chế độ BHXH nhưng việc áp dụng chưa được triệt để, còn mang tính thử nghiệm. Tại Quyết định 838/QĐ-BHXH

18 Khoản 6, Điều 5, Thông tư 15/2015/TT-BYT: Các cơ sở y tế phải điều phối, bố trí nhân lực, số bàn khám theo yêu cầu để bảo đảm chất lượng khám bệnh. Đối với các bàn khám khám trên 65 lượt khám/01 ngày: cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ thanh toán bằng 50% mức giá khám bệnh từ lượt khám thứ 66 trở lên của bàn khám đó. Trong thời gian tối đa 01 quý, cơ sở y tế vẫn còn có bàn khám khám trên 65 lượt/ngày thì cơ quan bảo hiểm xã hội không thanh toán tiền khám bệnh từ lượt khám thứ 66 trở lên của bàn khám đó.

ngày 29/5/2017 của BHXH Việt Nam đã xây dựng quy trình giao dịch điện tử trong đó có quy trình giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK qua giao dịch điện tử. Phương án này tiết kiệm chi phí dịch vụ cho các đơn vị SDLĐ, đặc biệt đối với địa bàn tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều đơn vị ngành than, do điều kiện đặc thù của công việc, ngành nghề mà số lượng lao động nghỉ ốm chiếm tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn tỉnh chỉ mới triển khai thực hiện thí điểm tại BHXH thị xã Đông Triều, mà chưa triển khai trên phạm vi toàn tỉnh.

Việc chuyển số liệu các chế độ BHXH, các quyết định hưởng, danh sách chi trả vẫn thục hiện in giấy trực tiếp, gửi qua đường bưu điện thời gian vận chuyển dài, quyết định đến tay đối tượng đôi khi còn chậm. Đặc biệt địa bàn của Quảng Ninh có nhiều huyện xa xôi dẫn đến việc kiểm soát mất thời gian, chưa hiệu quả, đối chiếu số liệu không kịp thời, tốn kém chi phí, gây khó khăn và tạo áp lực lớn cho cán bộ chi trực tiếp.

Các phần mềm hỗ trợ công tác nghiệp vụ như phần mềm TST, TNHS 3.0, phần mềm giám định chi phí KCB BHYT, phần mềm tập trung dữ liệu chính sách BHXH (TCS) … chưa hoàn thiện, một số mẫu biểu chưa tổng hợp được, báo cáo chưa chính xác. Phần mềm TST đã liên thông với phần mềm TCS, giảm thiểu được thời gian thẩm định hồ sơ, tuy nhiên một số hồ sơ, dữ liệu trên phần mềm TST chưa chuẩn với hồ sơ thực tế, khi thẩm định cán bộ vẫn phải mất thời gian kiểm soát dữ liệu, đối chiếu, những trường hợp sai phải chuyển lại bộ phận sổ thẻ- thu điều chỉnh và in lại tờ rời sổ BHXH trước khi giải quyết….

2.3.2.5. Về biên chế, trình độ đội ngũ cán bộ giải quyết chế độ BHXH

Đối tượng thụ hưởng tăng nhanh đã khiến áp lực và khối lượng công việc tăng, trong khi đó số lượng cán bộ chuyên trách lại thiếu nên đã gây khó khăn cho công tác chi trả. Mặt khác trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, viên chức của ngành tuy đã được quan tâm chú trọng, song còn hạn chế ở một số mặt, nhất là bồi dưỡng nâng cao trình độ sử dụng CNTT. Việc thực hiện luân chuyển, thay đổi vị trí làm việc trong nội bộ cơ quan BHXH đã gây ra những khó khăn do các cán bộ này

phải mất thêm thời gian để làm quen với công việc, ảnh hưởng tới công tác xét duyệt chế độ và thực hiện chi trả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)