Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 47)

Cùng với sự ra đời của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh được thành lập ngày 23/8/1995 theo Quyết định cố 133/QĐ/TCCB của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/1995, trên cơ sở tiếp nhận nhiệm vụ từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, Sở Tài chính vật giá và Cục thuế.

13 Có thể xem tại: https://baomoi.com/tang-truong-xanh-o-quang-ninh-toc-do-chat-luong-song- hanh/c/10434282.epi [truy cập ngày 15/11/2019].

14 Có thể xem tại: http://thuviendientu.baoquangninh.com.vn/cac-don-vi-hanh-chinh/tinh-quang- ninh/201811/ket-qua-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-tinh-quang-ninh-2410161/ [truy cập ngày 15/11/2019].

Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh được có cơ cấu tổ chức theo ngành dọc từ tỉnh đến huyện15. Khi mới thành lập toàn ngành chỉ có 90 cán bộ công chức và hợp đồng lao động với 05 phòng chức năng và 12 BHXH huyện, thị xã, thành phố. Từ 01/01/2003 thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Bảo hiểm y tế Việt Nam sang BHXH Việt Nam, cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Quảng Ninh được điều chỉnh gồm 08 phòng chức năng và 13 BHXH huyện, thị xã, thành phố. Đến nay, BHXH tỉnh Quảng Ninh có 11 phòng chức năng và 14 Bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã, thành phố với 385 công chức, viên chức và lao động hợp đồng, trong đó trình độ đại học và trên đại học là 320 người, chiếm 82% (Báo cáo tổ chức, biên chế của BHXH tỉnh QN số 02/BC-BHXH, 2016).

Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BH thất nghiệp, BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của Pháp luật. Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Các phòng trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng Giám đốc16. Cơ sở vật chất của các

15 Điều 6. Hệ thống tổ chức: Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có:

1. Ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

16 Điều 2 quy định chi tiết về quyền hạn và nhiệm vụ của BHXH tỉnh

+ Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi đã duyệt.

+ Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo quy định.

+ Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia BHXH, BHYT.

đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Quảng Ninh từ chỗ tạm bợ, khó khăn, đến nay đã khang trang, phương tiện làm việc từng bước được hiện đại hóa đủ sức đáp ứng với tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. BHXH tỉnh Quảng Ninh đã ngày càng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng phục vụ thông qua việc mở rộng đối tượng tham gia, mở rộng quy mô quỹ BHXH và giải quyết nhanh chóng, kịp thời các chế độ trợ cấp BHXH cho người dân trong toàn tỉnh.

+ Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. + Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định.

+ Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định.

+ Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT.

+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện, thị xã, thành phố ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT ở xã, phường, thị trấn.

+ Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

+ Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo hướng dẫn của BHXH Việt Nam; thực hiện cơ chế một cửa liên thông giải quyết chế độ BHXH, BHYT tại cơ quan BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị xã, thành phố.

+ Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT.

+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động của BHXH tỉnh.

+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ BHXH, BHYT cho công chức, viêc chức thuộc BHXH tỉnh và các tổ chức, các nhân tham gia bảo hiểm.

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.

+ Đề xuất với BHXH Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách BHXH, BHYT; kiến nghị với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT.

+ Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của BHXH tỉnh. + Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.

Hình 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy tại BHXH tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)