Các chế độ bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 33)

1.2.5.1. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo pháp luật Việt Nam thì chế độ BHXH bắt buộc gồm 05 chế độ: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất (Điều 4, luật BHXH số 58/2014).

* Chế độ ốm đau

Ốm đau là sự kiện pháp lý làm cho người lao động tạm thời bị mất khả năng lao động dẫn đến nguồn thu nhập bị ảnh hưởng, là rủi ro thường xảy ra nhất đối với người lao động. Khi gặp các sự cố về ốm đau, bệnh tật có thể do tính chất của công việc cũng có thể không do tính chất công việc gây ra, làm mất khả năng làm việc dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập một khoảng thời gian. Chế độ ốm đau nhằm đảm bảo cho NLĐ có được khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất do nghỉ việc vì ốm đau, bệnh tật hay tai nạn không liên quan đến nghề nghiệp đã được giám định. Ở Việt Nam hiện nay, chế độ bảo hiểm ốm đau áp còn áp dụng trong trường hợp NLĐ nghỉ việc chăm sóc con ốm đau.

Để được hưởng chế độ ốm đau, hai điều kiện đặt ra đối với NLĐ là có sự kiện ốm đau phát sinh trên thực tế và có đóng góp, tham gia BHXH. Theo quy định tại Điều 17, Công ước 102 của ILO thì các quốc gia nên đảm bảo về thời gian tham gia đóng BHXH tối thiểu nhằm tránh sự lạm dụng nguồn quỹ BHXH6.

* Chế độ thai sản

6 Điều 17 (Công ước 102): Trong trường hợp bảo vệ, trợ cấp nêu ở Điều 16 ít nhất phải bảo đảm cho người được bảo vệ đã có thâm niên có thể được coi là cần thiết, để tránh sự lạm dụng.

Dân số Việt Nam có tỷ lệ nữ chiếm hơn 47,4 triệu người, chiếm trên 50% dân số cả nước và hơn 47% lực lượng lao động xã hội7. Phụ nữ là nguồn nhân lực quan trọng đã đang và sẽ tham gia trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Bên cạnh việc làm công tác xã hội, người phụ nữ còn phải đảm đương công việc của gia đình với thiên chức làm vợ, làm mẹ. Vì vậy để động viên, khích lệ cũng như đảm bảo sức khỏe cho người phụ nữ, pháp luật đã quy định cho người phụ nữ có thiên chức làm mẹ được hưởng chế độ trợ cấp thai sản.

Chế độ thai sản là sự đảm bảo thu nhâp, sức khỏe cho người lao đôṇg nữ khi ho ̣mang thai, sinh con và người lao động khi nuôi con. Đối tượng hưởng của chế độ thai sản là lao động nữ (đến khi Luật BHXH năm 2014 ra đời bổ sung thêm đối tượng nam đang đóng BHXH có vợ sinh con). Bảo hiểm thai sản không nhằm bù đắp phần thu nhập bị thiếu hụt do nghỉ việc của NLĐ mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe, động viên khích lệ, tạo tâm lý yên tâm cho lao động nữ trong suốt quá trình mang thai và sinh con.

* Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Những rủi ro mà người lao động thường gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: bị thương do công cụ sản xuất, bị nhiễm độc do môi trường độc hại, bị bỏng... dẫn đến tình trạng người lao động bị suy giảm khả năng lao động, bị tàn phế hoặc bị chết. Nguyên nhân gây ra tai nạn có thể do lỗi chủ quan của người lao động, người sử dụng lao động hoặc lỗi khách quan như gặp thời tiết xấu, lở đất, bất ngờ trong quá trình vận chuyển, sản xuất…tất cả tai nạn có thể xảy ra trong giờ làm việc; trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc; trên tuyến đường và khoảng thời gian hợp lý.

Vì vậy chế độ TNLĐ-BNN là chế độ BHXH nhằm bù đắp hoặc thay thế thu nhập đối với NLĐ khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

7 Có thể xem được tại: http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/nu-gioi-viet-nam-chiem-47-luc-luong-lao- dong-xa-hoi-7987 [truy cập ngày 09/11/2019].

* Chế độ hưu trí

Chế độ BHXH hưu trí là một trong 5 chế độ cơ bản nhất của BHXH bắt buộc với đối tượng hưởng nhiều và chiếm tỷ lệ chi lớn trong tổng số chi trả các chế độ, với mục đích đảm bảo thu nhập cho NLĐ khi họ hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động. Do đặc thù riêng về sức khỏe, tuổi thọ, mức độ suy giảm khả năng lao động tự nhiên nên giữa lao động nam và lao động nữ được hưởng quyền lợi, tỷ lệ khác nhau. Vì vậy nhiều quốc gia cũng có quy định khác nhau về điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí đối với lao động nam và nữ.

Đối với những người hưởng trợ cấp hưu trí theo định kỳ (hàng tháng) không có sự giới hạn về thời gian hưởng, việc trợ cấp được thực hiện cho đến khi NLĐ chết. Đối với NLĐ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng thì được hưởng trợ cấp một lần hoặc có thể bảo lưu kết quả đóng BHXH chờ đến khi đạt độ tuổi quy định hoặc đóng thêm bảo hiểm để đủ điều kiện hưởng.

* Chế độ tử tuất

Chế độ tử tuất là một trong những chế độ BHXH mang tính nhân đạo nhất hệ thống BHXH. Chế độ tử tuất là chế độ dành cho thân nhân người lao động đang tham gia BHXH hoặc đã tham gia BHXH nay đang hưởng chế độ trợ cấp, đang chờ hưởng trợ cấp bảo hiểm mà chết. Chế độ này đã giúp cho thân nhân người chết có được khoản trợ cấp bù đắp một phần thiếu hụt thu nhập của gia đình do người lao động bị chết.

Chế độ bảo hiểm tử tuất bao gồm hai chế độ: mai táng phí và trợ cấp tuất đối với thân nhân NLĐ, chế độ này quy định chặt chẽ về độ tuổi, mức suy giảm khả năng lao động và mức độ phụ thuộc của thân nhân đó đối với NLĐ. Ở phương diện nào đó, chế độ tuất quy định một khoản thừa kế người tham gia BHXH chưa hưởng hết phần mà họ đã đóng góp và họ để lại cho thân nhân khi họ bị chết.

1.2.5.2. Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà NLĐ tự nguyện tham gia, tự lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong

độ tuổi lao động và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; NLĐ đã từng tham gia BHXH bắt buộc mà còn thiếu số năm đóng BHXH hay những người tự tạo lao động, những người chưa có việc làm đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Mỗi quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng cho mình một hệ thống BHXH tự nguyện với những quy định đặc thù riêng phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội cũng như tâm lý người dân. Ở Việt Nam hiện nay, chế độ BHXH tự nguyện bao gồm 02 chế độ hưu trí và tử tuất (Điều 4, Luật BHXH số 58/2014/QH13).

* Chế độ hưu trí

Chế độ hưu trí trong BHXH tự nguyện có điều kiện, mức hưởng tương tự như trong BHXH bắt buộc, NLĐ phải đảm bảo thời gian đóng BHXH tối thiểu và độ tuổi nhất định thì được hưởng trợ cấp. Thời gian đóng BHXH tối thiểu theo quy định trong pháp luật nước ta là 20 năm và đạt độ tuổi 55 đối với nữ, 60 đối với nam. Điểm khác của chế độ hưu trí trong hai hình thức là BHXH tự nguyện không có sự giảm trừ nghỉ hưu trước tuổi.

Theo pháp luật Việt Nam đã có sự liên thông giữa hai loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhằm đảm bảo quyền lợi và đảm bảo cuộc sống lâu dài của người lao động tham gia BHXH. Để tạo điều kiện cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện có điều kiện hưởng trợ cấp dài hạn, ngoài điều kiện về tuổi đời thì pháp luật BHXH còn mở rộng cho “đổi tượng tham gia BHXH tự nguyện đủ tuổi đời nhưng chưa đủ thời gian tham gia BHXH được đóng BHXH 1 lần cho nhưng năm còn thiếu nhưng không quá 10 năm để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí” (Điều 9, Chương III, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP).

* Chế độ tử tuất

Đối với loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện ở nước ta do xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, việc xác định mức hưởng chế độ căn cứ vào mức đóng, mức tham gia BHXH đã được người tham gia lựa chọn, nhằm đảm bảo công bằng về quyền lợi và có tính đến tương quan phù hợp với quyền lợi hưởng bảo hiểm hưu trí. Mục đích chính của người tham gia BHXH tự nguyện là hướng tới chế độ hưu trí nhưng trong

quá trình tham gia chẳng may gặp rủi ro bị chết thì thân nhân sẽ được hưởng chế độ trợ cấp tuất 1 lần và không quy định mức tối thiểu.

Ưu điểm của chế độ BHXH tự nguyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người không thuộc sự quản lý của cơ quan tổ chức nào được tham gia vào một loại hình BHXH để khi về già đủ điều kiện hưởng lương hưu và chế độ đối với thân nhân khi họ chết. Việc quy định loại hình BHXH tự nguyện đã tạo điều kiện khuyến khích NLĐ tiết kiệm thu nhập để tham gia BHXH nhằm tạo quỹ tích lũy sử dụng bù đắp thu nhập, ổn định cuộc sống cho NLĐ khi hết tuổi lao động, giảm bớt gánh nặng cho cộng đồng, gia đình, góp phần đảm bảo công bằng, an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)