Vai trò của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 35 - 37)

Pháp luật BHXH có vai trò trong việc cụ thể hóa chính sách BHXH quốc gia. Ở từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đều đặt ra những chính sách phát triển BHXH nói riêng và chính sách an sinh xã hội nói chung. Vì vậy pháp luật về BHXH có vai trò quan trọng trong việc phát triển xã hội ổn định được thể hiện ở những nội dung sau:

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người lao động, trợ giúp người lao động khi họ gặp rủi ro hoặc giảm mất thu nhập như: ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp hay khi nghỉ chế độ thai sản ở nhà chăm sóc con... sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm có việc làm để đảm bảo cuộc sống. Do đó, bảo hiểm xã hội có vai trò to lớn đối với người lao động đồng thời bảo hiểm xã hội cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác. Thông qua vai trò điều tiết thu thập, việc lấy từ sự đóng góp chung của số đông người tham gia BHXH, người có sức khỏe và công việc ổn định để chi trả chế độ trợ cấp cho những người gặp rủi ro trên cơ sở nguyên tắc chia sẻ rủi ro, đảm bảo mục tiêu an sinh, phát triển.

Thứ hai, thực hiện tốt pháp luật chế độ BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí, góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động hoặc không còn

khả năng lao động, giúp họ có những khoản đều đặn để chi dùng sinh hoạt khi già cả, mất sức lao động...góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được đảm bảo về thu nhập ổn định ở mức độ cần thiết nên họ có tâm lý yên tâm, tự tin hơn trong cuộc sống. Nhờ có BHXH, cuộc sống của những thành viên trong gia đình người lao động cũng được đảm bảo an toàn.

Thứ ba, thực hiện chính sách BHXH góp phần ổn định và nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, bảo đảm sự bình đẳng của người lao động trong các thành phần kinh tế.

BHXH giúp cho các tổ chức sử dụng lao động ổn định hoạt động, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo cuộc sống cho NLĐ trong thời gian làm việc cũng như trong thời gian gặp rủi ro. Mặt khác BHXH tạo điều kiện để người sử dụng lao động có trách nhiệm với người lao động, không chỉ khi trực tiếp sử dụng lao động mà trong suốt cuộc đời người lao động, cho đến khi già yếu.

BHXH còn giúp các đơn vị sử dụng lao động ổn định một phần nguồn chi, ngay cả khi có rủi ro lớn xảy ra thì cũng không lâm vào tình trạng nợ nần hay phá sản. Nhờ đó các chi phí được chủ động hạch toán, ổn định, riêng biệt và tạo điều kiện để phát triển không phụ thuộc vào hoàn cảnh khách quan.

Thứ tư, BHXH là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách đảm bảo công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững (Nguyễn Văn Chiều, 2014).

BHXH còn là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Nếu hệ thống chính sách xã hội nghèo nàn thì chứng tỏ nền kinh tế chậm phát triển, xã hội lạc hậu, đời sống nhân dân thấp kém. Khi kinh tế càng phát triển, đời sống của người lao động được nâng cao thì nhu cầu tham gia BHXH của họ càng lớn, hệ thống chính sách ngày càng đa dạng phong phú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)