Nguồn hình thành quỹ chế độ bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 29)

BHXH là chính sách tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, chứa dựng cả nội dung kinh tế, nội dung xã hội và nội dung pháp lý. Để đảm bảo thực hiện đúng quy định, đầy đủ các nội dung trên và đạt được mục tiêu công bằng, an sinh xã hội thì một trong những vấn đề cần được quan tâm là việc quản lý và sử dụng quỹ BHXH. Việc quản lý và sử dụng quỹ BHXH trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản lý, hạch toán theo quy định của pháp luật, độc lập với ngân sách Nhà nước. Quỹ BHXH được lập theo mô hình lập quỹ tồn tích cộng đồng nên việc hạch toán của từng quỹ thành phần được thực hiện theo hàng năm và thông báo định kỳ với cơ quan quản lý. Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập tự thu, tự chi, sau khi thành lập quỹ độc lập với ngân sách Nhà nước, có sự kiểm tra, giám sát của đại diện các bên tham gia: NSDLĐ, NLĐ và Nhà nước. Quỹ BHXH là quỹ đảm bảo an toàn thu nhập cho NLĐ nhưng được hình thành do sự đóng góp của ba bên.

“NLĐ đóng góp vào quỹ BHXH là biểu hiện sự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình mặt khác nó có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi của họ một cách chặt chẽ đồng thời đảm bảo cho bản thân và gia đình họ trước biến cố” (Nguyễn Văn Định, 2012, tr 50).

NSDLĐ đóng vào quỹ BHXH để thực hiện trách nhiệm của họ đối với NLĐ làm việc trong đơn vị nhằm bảo đảm một phần quyền lợi của người lao động và giữ chân họ làm việc lâu dài gắn kết với đơn vị mình “tránh được những thiệt hại to lớn như đình trệ sản xuất, đào tạo lại lao động khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động mặt khác nó giảm bớt đi sự căng thẳng trong mối quan hệ vốn chứa đựng không ít mâu thuẫn, tranh chấp giữa chủ và thợ” (Nguyễn Văn Định, 2012, tr 50).

Nhà nước đóng góp vào quỹ BHXH với hai tư cách: Nhà nước với tư cách là NSDLĐ đóng góp vào quỹ BHXH cho đội ngũ cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhằm bảo toàn sự hoạt động của quỹ; bên cạnh đó, với tư cách là người quản lý xã hội về mọi mặt với mục đích phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Do mối quan hệ giữa chủ - thợ có chứa nhiều mâu thuẫn mà hai bên không thể tự

giải quyết được, Nhà nước buộc phải tham gia nhằm điều hòa mâu thuẫn của hai bên thông qua hệ thống các chính sách, pháp luật.

Ngoài ra Quỹ BHXH còn được hình thành từ các nguồn thu khác như: các cá nhân, tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi đầu tư vốn nhàn rỗi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)