Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 34 - 36)

1.2 Tổng quan về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT

1.2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động

quan chức năng truy thu thuế nhanh chóng, kịp thời và đủ số thuế đã được ấn định từ các doanh nghiệp (Lê Thị Thu Thảo, 2013, tr. 22 – tr 23).

ii) Ý nghĩa đối với xã hội

Thứ nhất, quản lý thuế trong hoạt động TMĐT phát huy việc

kiểm soát và điều tiết các hoạt kinh tế xã hội. Hoạt động TMĐT là một hoạt động thương mại, là hoạt động phát sinh nhiều lỗ hỗng pháp lý so với hoạt động thương mại thơng thường, vì vậy việc tăng cường thêm những quy định pháp luật để quá trình kinh doanh phát triển trong sự kiểm soát của nhà nước.

Thứ hai, khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động TMĐT, vì

hoạt động này chi phí quản lý thấp mà thu nhập thì cao hơn so với hoạt động kinh doanh bình thường. Tạo sự an tâm cho chính các nhà đầu tư.

Thứ ba, nâng cao mức sống và góp phần cải thiện bộ mặt kinh tế của xã

hội, làm đa dạng hóa các loại hình giao dịch. TMĐT mang lại giá trị vật chất rất lớn nên phát triển lĩnh vực hoạt động, phát triển khâu quản lý thuế thì cũng đồng nghĩa với việc đóng góp vào nguồn đầu tư, phục vụ vào các chính sách cơng (Lê Thị Thu Thảo, 2013, tr 23).

1.2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT TMĐT

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, tuy nhiên có thể phân loại thành 4 nhóm yếu tố chính: chính sách thuế; tổ chức bộ máy quản lý thuế; ý thức của người nộp thuế và các yếu tố khác, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, chính sách thuế:

Chính sách thuế đóng vai trị nền tảng, bản lề để có thể quản lý thuế tốt đối với các hoạt động thương mại nói chung và TMĐT nói riêng. Chính sách thuế thể hiện ở các văn bản quy phạm pháp luật thuế và các văn bản hướng dẫn về thuế như: Luật cho Quốc hội ban hành, Nghị định do Chính phủ ban hành, Thông tư do Bộ

Tài chính ban hành và các văn bản hướng dẫn chính sách thuế do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế hoặc các Cục Thuế ban hành.

Chính sách thuế phải phù hợp, hiệu quả, cơng bằng thì mới khuyến khích người nộp thuế tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế. Việc xây dựng chính sách thuế khơng chỉ nhằm mục đích huy động nguồn đóng góp từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT mà phải chú ý đến nuôi dưỡng nguồn thu. Nếu hệ thống chính sách thuế ổn định, rõ ràng, minh bạch, không chồng chéo, đơn giản, dễ hiểu sẽ tạo điều kiện cho người nộp thuế dễ dàng tuân thủ và tự giác tuân thủ pháp luật thuế.

- Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý thuế:

Nhìn chung, cơ quan thuế các nước trên thế giới đều được tổ chức thành hệ thống bao gồm nhiều cấp, theo đó mơ hình phổ biến bao gồm: cơ quan thuế Trung Ương, cơ quan thuế cấp vùng hoặc cấp tỉnh, thành phố và cơ quan thuế cấp quận, huyện. Đối với mục tiêu quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, việc phân định cơ quan thuế cấp nào có nhiệm vụ quản lý và mức độ quản lý đến đâu sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế. Việc quản lý thuế TMĐT cần chia 2 mức độ: cơ quan thuế Trung Ương với vai trị nghiên cứu tổng quan về các mơ hình TMĐT, đề ra biện pháp quản lý chung và học tập kinh nghiệm của nước ngồi; trong khi đó, cơ quan thuế địa phương sẽ trực tiếp quản lý, kiểm tra, thanh tra người nộp thuế để đảm bảo theo dõi sát sao sự tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế.

Về cơ chế quản lý thuế, có 2 cơ chế quản lý thuế phổ biến trên thế giới: (1) Cơ quan thuế đảm nhiệm tính thuế và thơng báo thuế và (2) Cơ chế tự khai, tự nộp. Cơ chế thứ hai hiện phổ biến hơn trên thế giới. Cơ chế này có ưu điểm là tiết kiệm nguồn lực cán bộ quản lý thuế, tuy nhiên đối với hoạt động TMĐT có thể gặp khó khăn khi người nộp thuế khơng tự giác đăng ký, kê khai nộp thuế. Đối với cơ chế này, cơ quan thuế đồng thời phải tăng cường giám sát chấp hành nghĩa vụ người nộp thuế thông qua công tác thanh tra, kiểm tra.

- Thứ ba, ý thức của người nộp thuế:

Ý thức tuân thủ của người nộp thuế là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả quản lý thuế. Trong quản lý thuế hiện đại thì ý thức tuân thủ của người nộp

thuế rất được quan tâm. Vì vậy, quản lý thuế lúc này phải phối hợp phương pháp hành chính với phương pháp kinh tế và phương pháp giáo dục để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Đối tượng nộp thuế hiểu và có ý thức tơn trọng pháp luật sẽ làm giảm chi phí quản lý thuế, loại bỏ bớt hiện tượng trốn và tránh thuế. Vì vậy, việc giáo dục người dân tự nguyện tuân thủ luật pháp trở nên hết sức cần thiết. Không chỉ dừng ở phương pháp giáo dục, cơ quan thuế cũng cần tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình, hỗ trợ và giải đáp thắc mắc của người nộp thuế, tránh áp dặt các mệnh lệnh hành chính một cách máy móc, đảm bảo cơng bằng, dân chủ cho mọi đối tượng nộp thuế.

- Thứ tư, các yếu tố khác:

Các yếu tố khác tác động đến hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT có thể kể đến như xu thế phát triển của thị trường TMĐT, định hướng quản lý của Nhà nước đối với hoạt động TMĐT, mức độ hiện đại của hệ thống thanh toán điện tử. Trong tương lai, với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin, sẽ có nhiều loại hình TMĐT khác ra đời, không chỉ dừng lại ở việc mua bán hàng hóa qua máy tính hay qua điện thoại di động. Về đối tượng tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT cũng mở rộng, khơng chỉ là đối tượng trong nước mà cịn là sự “đổ bộ” của các cơng ty, tổ chức nước ngồi. Thị trường TMĐT biến động ngày càng nhiều, nếu cơ quan thuế khơng xây dựng chính sách thuế có tính chất bao qt đồng thời khơng có cơ chế quản lý thuế hiện đại thì sẽ ngày càng khó khăn trong cơng tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)