Tình hình phát triển TMĐT tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 73 - 78)

3.1.1 Tình hình phát triển chung

TMĐT ở Việt Nam hình thành từ đầu những năm 2000 và phát triển mạnh mẽ trong vòng hơn 16 năm qua. Theo thống kê của Tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế (Internet World Stats), tính đến hết tháng 6 năm 2016, Việt Nam có 49 triệu người sử dụng Internet (chiếm 51,5% dân số), đứng thứ 16 trong số 20 quốc gia có số lượng người sử dụng Internet nhiều nhất trên thế giới, đứng thứ 7 trong khu vực Châu Á và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines). Nếu so với số người dùng Internet ở Việt Nam vào trước năm 2000 chỉ ở mức 200.000 người thì sau 16 năm, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đã tăng khoảng 25 lần. Sự tăng trưởng Internet ở Việt Nam được coi là nhanh nhất châu Á, với tỷ lệ trung bình hàng năm 20%. Tỷ lệ website có tính năng đặt hàng trực tuyến là 58%, trong đó tỷ lệ website có tính năng thanh tốn trực tuyến là 15%. Bên cạnh đó, với ưu thế lực lượng dân số trẻ, khả năng thích ứng nhanh với các thiết bị điện tử trong hoạt động giao dịch thương mại, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tiềm năng phát triển rất lớn về TMĐT. Tính đến hết năm 2015, gần 100% doanh nghiệp trên cả nước đã tổ chức triển khai ứng dụng TMĐT ở các quy mô và mức độ khác nhau. Giá trị mua hàng trực tuyến của một người trung bình đạt khoảng 160 USD và doanh số TMĐT theo hình thức B2C năm 2015 đạt 4,07 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng TMĐT trung bình trong 5 năm qua đạt 20%/năm (Bộ Công Thương, 2015, tr. 11). Tuy nhiên, quy mơ của TMĐT tại nước ta cịn khá khiêm tốn so với các hình thức kinh doanh khác tại Việt Nam. Theo TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cho biết, năm 2015, doanh thu từ TMĐT tại Mỹ đạt 355 tỷ USD, chiếm 5% tổng tỉ trọng ngành bán lẻ, ở Trung Quốc là 637 tỷ USD, chiếm khoảng 9% tổng tỷ trọng ngành bán lẻ. Còn tại Việt Nam, với doanh thu TMĐT đạt 4,07 tỷ USD năm 2015 mới chỉ chiếm 2,8% tổng tỷ trọng ngành (VCCI, 2017).

Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015, loại hàng hóa/dịch vụ được mua trực tuyến thường xuyên nhất tại Việt Nam là quần áo, giày dép và mỹ phẩm. Tiếp theo là đồ công nghệ, điện tử (56%), thiết bị đồ dùng gia đình (49%), sách, văn phịng phẩm, hoa, q tặng (42%).

Hình 3.1: Các loại hàng hóa, dịch vụ đƣợc mua sắm trực tuyến tại Việt Nam năm 2015

Nguồn: Bộ Công Thương, 2015

Cũng theo kết quả Báo cáo, hình thức mua hàng trực tuyến qua website bán hàng hóa/dịch vụ được lựa chọn nhiều nhất với 76% người trả lời khảo sát cho biết đã từng mua hàng bằng hình thức này. Tỷ lệ người từng mua hàng qua các diễn đàn, mạng xã hội tăng từ 53% năm 2014 lên 68% năm 2015.

2% 6% 7% 7% 19% 22% 33% 34% 42% 49% 56% 64% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Khác Dịch vụ spa, làm đẹp Dịch vụ tư vấn, đào tạo trực tuyến

Nhạc, video, DVD, game Đặt chỗ khách sạn/tour du lịch Vé xem phim, ca nhạc Thực phẩm Vé máy bay, tàu hỏa

Sách, văn phòng phẩm, hoa, quà tặng Thiết bị đồ dùng gia đình Đồ cơng nghệ, điện tử

Hình 3.2: Các hình thức mua sắm trực tuyến tại Việt Nam năm 2014, 2015

Nguồn: Bộ Công Thương, 2015

Bên cạnh các sàn giao dịch TMĐT lớn như Lazada, Tiki, Sendo, Zalora…, thời gian qua đã xuất hiện thêm các sàn giao dịch TMĐT mới như Adayroi… Các trang web TMĐT kinh doanh lâu năm như Hotdeal.vn, chotot.vn cũng tăng cường mở rộng ngành hàng kinh doanh TMĐT. Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT đang cùng liên kết với nhau trên nền tảng trực tuyến, vừa tạo thuận lợi cho người tiêu dùng, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển bền vững. Ví dụ trường hợp của Lazada Việt Nam, doanh nghiệp này đang tiến tới xây dựng “mơ hình sinh thái TMĐT” với sự hợp tác đa chiều chặt chẽ với ba phía: nhà sản xuất (Lenovo, Alcatel…), nhà phân phối bán lẻ (Pico, Home center…), đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán (HSBC, Vietcombank, ACB…) (Thời báo Ngân hàng, 2015).

Việc mua sắm trực tuyến qua mạng xã hội cũng khá phổ biến ở Việt Nam thời gian qua. Mạng xã hội phổ biến nhất ở nước ta hiện nay là Facebook, tiếp theo là ZingMe và một số mạng xã hội khác như Twitter, Instagram…Theo đại diện Facebook, năm 2016, Việt Nam đang có 45 triệu người dùng Facebook, đứng đầu thế giới về tỷ lệ người online và cũng là quốc gia “xuất khẩu qua Internet” thứ 3 thế giới, đứng thứ 8 thế giới về bán hàng qua Facebook, đây hứa hẹn là một cơ hội tốt

71% 25% 35% 53% 13% 4% 76% 27% 28% 68% 16% 1% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Website bán hàng hóa/dịch vụ Sàn giao dịch TMĐT Website khuyến mại trực tuyến Diễn đàn/Mạng xã hội Ứng dụng di động Hình thức khác Năm 2014 Năm 2015

để phát triển TMĐT qua mạng xã hội. Theo thống kê của Bộ Công thương, mua sắm qua các diễn đàn và mạng xã hội tăng mạnh, từ 53% năm 2014 lên 68% năm 2015. Năm 2015, 28% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có tiến hành quảng cáo hoặc bán hàng qua mạng xã hội, tăng 4% so với năm trước; dự báo năm 2016, tỷ lệ mua sắm qua mạng xã hội tăng lên khoảng 34% (Tú Ân, 2016).

Về hình thức thanh tốn, thanh tốn bằng tiền mặt khi nhận hàng vẫn chiếm tỷ lệ phổ biến (91%), tiếp theo là hình thức chuyển khoản qua ngân hàng (48%), các hình thức khác chiếm 27%. Việc thanh tốn chủ yếu bằng tiền mặt đang được coi là một trong những rào cản cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam (Bộ Công Thương, 2015).

Báo cáo mới nhất của eMarketer, một hãng nghiên cứu đến từ Mỹ cũng cho thấy, Việt Nam là thị trường bùng nổ của smartphone (điện thoại thông minh) với 30% dân chúng sử dụng. Thời gian online trên thiết bị di động cũng chiếm tới 1/3 ngày của người tiêu dùng Việt Nam. Sự phổ cập của Internet, 3G và các thiết bị di động đã chắp thêm sức mạnh cho TMĐT cất cánh. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang chạy đua cạnh tranh thị phần với nhiều chiến lược kinh doanh mới, trong đó, kinh doanh trên ứng dụng điện thoại thông minh được dự báo sẽ diễn ra rất sơi động.

3.1.2 Một số loại hình kinh doanh TMĐT phổ biến tại Việt Nam

Một số loại hình kinh doanh TMĐT phổ biến ở Việt Nam trong thời gian gần đây có thể kể đến như:

- Bán lẻ hàng hóa qua hệ thống cửa hàng trực tuyến

Đối với loại hình kinh doanh này, người mua truy cập vào trang chủ mua bán tìm kiếm hàng hóa, sau đó gửi email đặt hàng; người bán sau khi nhận được thư đặt hàng, kiểm tra hàng hóa, gửi yêu cầu xác nhận mua hàng và phương thức thanh toán. Khi yêu cầu thanh toán được chấp nhận, người bán sẽ chuyển hàng cho người mua. Việc thanh tốn có thể bằng phương thức trả tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng. Trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, đại lý vận chuyển do người bán chỉ định sẽ thu tiền giao hàng.

Với hình thức mua bán này, người bán sẽ tiết kiệm chi phí cửa hàng, chi phí thuê nhân viên bán hàng; người mua có thể dễ dàng lựa chọn, so sánh các mặt hàng của các cửa hàng trực tuyến khác nhau; việc mua bán có thể thực hiện tại mọi không gian, thời gian, giá cả hàng hóa có thể rẻ hơn so với mua bán truyền thống.

- Sàn giao dịch TMĐT theo hình thức mua theo nhóm

Đây là loại hình kinh doanh theo mơ hình Groupon với nguyên lý hoạt động là khi có một số lượng đủ lớn người đăng ký mua 1 sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó sẽ được mua sản phẩm/dịch vụ đó với giá thấp hơn giá gốc theo mơ hình WIN-WIN- WIN (khách hàng được lợi giảm giá, doanh nghiệp được quảng bá, sàn giao dịch thu được phần trăm doanh thu). Một số sàn giao dịch loại hình này ở Việt Nam như muachung.vn, hotdeal.vn, cungmua.vn…

Đối với hình thức này, doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch TMĐT đóng vai trị trung gian, là nơi kết nối giữa doanh nghiệp bán hàng, cung cấp dịch vụ và người mua hàng thông qua việc đăng tải sản phẩm lên sàn giao dịch TMĐT. Giao dịch mua bán hàng hóa chủ yếu được thực hiện qua internet từ khâu đặt hàng đến khâu thanh toán. Khách hàng có thể nhận hàng tại doanh nghiệp trung gian hoặc doanh nghiệp bán sản phẩm, đối với sản phẩm là dịch vụ thì người mua sử dụng dịch vụ tại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Phần lớn giao dịch theo hình thức này là loại hình TMĐT B2C, hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chủ yếu cho các cá nhân nên bên bán hàng thường khơng xuất hóa đơn. Ngồi ra, việc đặt hàng, mua voucher, thanh toán được thực hiện online trên internet nên cơ quan thuế rất khó kiểm sốt về số lượng và giá cả.

- Quảng cáo trực tuyến (Google Adwords), quảng cáo qua banner

+ Quảng cáo Google Adwords (trang liệt kê kết quả tìm kiếm của Google) cho phép doanh nghiệp trả tiền cho Google để được liệt kê ở những vị trí ngay trong trang đầu tiên khi khách hàng tìm kiếm với những từ khóa nhất định. Quảng cáo Google Adwords sẽ giúp các nhà tài trợ có thể tiếp thị website của mình đến đúng đối tượng khách hàng một cách có chọn lọc và hiệu quả nhất. Mỗi khi có khách hàng click vào mẫu quảng cáo của doanh nghiệp trên Google Adwords, doanh

nghiệp sẽ phải trả một khoản tiền tương ứng. Công ty Google có trụ sở tại Ailen, cung cấp dịch vụ quảng cáo Google Adwords cho doanh nghiệp Việt Nam thông qua các đại lý của Google tại Việt Nam (công ty CleverAds, VCCorp…), đây là hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến qua biên giới mà bên cung cấp dịch vụ là cơng ty nước ngồi, vì thế gây khó khăn cho cơ quan thuế thì đánh thuế đối hoạt động này.

+ Quảng cáo qua banner: Đây là loại hình quảng cáo trong đó bên sử dụng dịch vụ quảng cáo đặt các banner quảng cáo sản phẩm trên trang web của bên cung cấp dịch vụ quảng cáo (ví dụ: quảng cáo trên các trang báo điện tử). Số tiền mà bên thuê quảng cáo phải trả cho bên cung cấp dịch vụ quảng cáo dựa trên số lần người xem click vào banner quảng cáo hoặc trả một mức phí cố định hàng tháng.

Việc cung cấp dịch vụ quảng cáo nói trên hồn tồn được thực hiện online trên internet, cơ quan thuế rất khó xác định được số lần người dùng click vào banner quảng cáo để ước tính doanh thu quảng cáo của người nộp thuế.

- Trò chơi trực tuyến

Hiện nay, loại hình kinh doanh game online đang diễn ra rất phổ biến. Các doanh nghiệp kinh doanh game online có thể tự sản xuất trò chơi hoặc mua bản quyền trị chơi từ nước ngồi, sau đó cung cấp trị chơi trên mạng. Người chơi muốn tham gia phải đăng ký thành viên (có thể mất phí hoặc miễn phí ban đầu), mua đồ, nâng cấp vật dụng sử dụng trong trị chơi thơng qua việc nạp tiền thật (bằng thẻ cào điện thoại) để mua tiền ảo, sử dụng tiền ảo để nâng cấp, mua bán. Ngoài ra, người chơi có thể thực hiện các giao dịch bán tài sản ảo kiếm được trong game cho người khác để thu tiền thật. Giá trị giao dịch cao nhất có thể lên đến hàng tỷ đồng (Nguyễn Chí Dũng, 2013, tr. 82 – tr. 88).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 73 - 78)