3.3 Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động
3.3.2 Khó khăn, vướng mắc
Một số khó khăn, vướng mắc điển hình mà cơ quan thuế Việt Nam gặp phải khi quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT bao gồm:
- Xác định đúng bản chất của giao dịch TMĐT:
Ví dụ về trường hợp Cung cấp dịch vụ kết nối vận tải bằng ứng dụng công nghệ thông tin. Công ty A (cơng ty nước ngồi) phát triển ứng dụng X dành cho điện thoại thông minh để kết nối giữa hành khách và lái xe. Hành khách có thể tải ứng dụng trên các chợ ứng dụng điện tử về điện thoại di động, sau đó đăng nhập và thông qua ứng dụng để gọi xe khi có nhu cầu đi lại. Cơng ty A sẽ tính tiền vận chuyển, thơng báo và trừ vào thẻ tín dụng của khách hàng. Sau đó, cơng ty A chia lại cho lái xe theo tỷ lệ thỏa thuận.
Với hình thức kinh doanh trên, cơ quan thuế vẫn cịn vướng mắc khi xác định định bản chất của giao dịch để đánh thuế. Hình thức kinh doanh trên là cung cấp dịch vụ vận tải hay cung cấp dịch vụ cơng nghệ? Nếu coi hình thức trên là cung cấp dịch vụ vận tải thì cơng ty A là kinh doanh bất hợp pháp vì theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ có những doanh nghiệp có ít nhất 51% vốn Việt Nam mới được
tham gia cung cấp dịch vụ vận tải. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là với rất nhiều ứng dụng mới xuất hiện mỗi ngày, liệu việc phân loại ứng dụng vào các ngành nghề kinh doanh tương ứng có phù hợp khơng? Đồng thời, việc đề xuất các nhà phát triển ứng dụng công nghệ thông tin phải chịu sự quản lý của các Bộ, ngành khác về lâu dài sẽ thành rào cản cho sự phát triển công nghệ thông tin. Trường hợp xác định hình thức kinh doanh trên là cung cấp dịch vụ công nghệ kết nối vận tải, hình thức kinh doanh trên của Cơng ty A là ví dụ điển hình thành cơng của trào lưu “kinh tế chia sẻ”. Ngoài ứng dụng cho dịch vụ vận tải, có thể thấy rất nhiều ứng dụng vận hành theo mơ hình này như: đặt món ăn, đặt lịch hẹn bác sỹ… Để đảm bảo quản lý thuế hiệu quả đối với những dịch vụ như công ty A thì cần xác định đúng bản chất hoạt động kinh doanh của công ty là cung cấp dịch vụ công nghệ (Nguyễn Xuân Tú, 2016).
- Xác định đúng doanh thu từ hoạt động TMĐT:
Theo thống kê của Bộ Công Thương, tính đến năm 2016 cả nước có 726 website cung cấp dịch vụ TMĐT, 14.606 website TMĐT bán hàng, 18 ứng dụng TMĐT bán hàng, 23 ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT. Tuy nhiên, việc xác định đúng doanh thu từ hoạt động TMĐT gặp phải những khó khăn như:
+ Nhiều doanh nghiệp sử dụng website để bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng là cá nhân nhưng không kê khai doanh thu bán hàng để tính thuế GTGT, thuế TNDN, đực biệt những doanh nghiệp bán hàng thu tiền mặt hay sử dụng dịch vụ giao hàng thu tiền hộ (COD), chỉ sử dụng website, mạng xã hội để quảng cáo sản phẩm nhưng bán hàng lại thơng qua điện thoại, tin nhắn nên rất khó kiểm sốt.
+ Khi có thơng tin thanh tra, kiểm tra, người nộp thuế thường xóa dữ liệu hoặc khơng cung cấp dữ liệu máy chủ.
+ Đối với loại hình quảng cáo trực tuyến bằng Google: Các doanh nghiệp vi phạm thường không kê khai đủ hoặc kê khai sai doanh thu thuế GTGT; không kê khai thuế nhà thầu (thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam) đối với dịch vụ của một số công ty đa quốc gia như Google, Yahoo… có phát sinh dịch vụ ở Việt Nam.
+ Đối với loại hình kinh doanh thẻ điện thoại hoặc thẻ game online: Các hành vi vi phạm chủ yếu là chiết khấu thanh toán cho khách hàng theo tỷ lệ không phù hợp với khoản chiết khấu thanh toán được nhận từ nhà cung cấp.
- Quản lý thuế đối với doanh nghiệp kinh doanh trò chơi trực tuyến:
Tính đến đầu năm 2016, gần 80% trò chơi điện tử trên mạng có xuất xứ từ Trung Quốc, còn lại 20% trò chơi do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Đối với game trên máy tính mà các doanh nghiệp bắt buộc đặt máy chủ tại Việt Nam thì cơ quan thuế sẽ quản lý được. Tuy nhiên, đối với nhóm doanh nghiệp nước ngồi cung cấp game hoặc doanh nghiệp núp bóng doanh nghiệp Việt Nam để cung cấp game “lậu” vào thị trường Việt Nam, cơ quan thuế rất khó kiểm sốt. Ngồi ra, các doanh nghiệp này còn thực hiện quảng cáo game không phép trên các kênh Youtube, facebook… và không kê khai, nộp thuế tại Việt Nam.
Về hình thức thanh tốn, các doanh nghiệp thu tiền chơi game thông qua rất nhiều khâu trung gian thanh toán nên cơ quan thuế rất khó để xác định doanh thu của nhóm đối tượng này. Người chơi có thể trả tiền qua thẻ điện thoại, thẻ ngân hàng nội địa hoặc thẻ tín dụng Visa/Master Card. Vì vậy, muốn quản lý nhóm đối tương này thành cơng thì cần có sự liên kết tốt với các nhà cung cấp mạng điện thoại di động tại Việt Nam và phối hợp với các ngân hàng.