Nội dung quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 28 - 33)

1.2 Tổng quan về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT

1.2.2.2 Nội dung quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT

- Đăng ký thuế

Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của người nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ thuế cho Nhà nước theo các quy định pháp luật. Đăng ký thuế là nội dung đầu tiên của quy trình quản lý thuế. Thơng qua hoạt động này, cơ quan thuế sẽ nắm bắt được những thông tin ban đầu của đối tượng nộp thuế như tên đầy đủ, địa chỉ, ngày sinh, điện thoại, địa chỉ email… để từ đó tiền hành những hoạt động quản lý cụ thể. Tùy từng quốc gia, đối tượng đăng ký thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan chịu trách nhiệm. Trong thời gian sớm nhất, cơ quan thuế sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế có mã số thuế riêng. Mã số thuế là một dãy các chữ số được mã hóa theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng đối tượng nộp thuế. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế và có quy định khác nhau giữa các nước.

Người nộp thuế phải ghi mã số thuế trên các giấy tờ giao dịch như: hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa dịch vụ và phải sử dụng mã số thuế khi mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác. Người nộp thuế có trách nhiệm khai báo các thơng tin thay đổi của mình cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế. Cơ quan thuế sử dụng mã số thuế để quản lý người nộp thuế và ghi mã số thuế trên mọi giấy tờ giao dịch với người nộp thuế.

Đối với người nộp thuế có hoạt động kinh doanh TMĐT, nguyên tắc đăng ký thuế không khác với những người nộp thuế khác. Tại một số quốc gia có hệ thống quản lý thuế phát triển, người nộp thuế có thể thực hiện đăng ký thuế hồn tồn qua mạng Internet, giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi cấp Giấy đăng ký thuế và cấp mã số thuế.

- Kê khai, nộp thuế

Việc tính thuế có thể do cơ quan thuế hoặc đối tượng nộp thuế thực hiện. Tùy điều kiện từng nước, vấn đề này được quy định khác nhau. Cơ quan thuế có thể vừa cho người nộp thuế tự tính thuế, vừa áp dụng ấn định thuế cho những đối tượng nhất định. Tiền thuế có thể nộp tại Kho bạc Nhà nước, tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế, thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế, thơng qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật. Ở các nước phát triển, hệ thống thanh toán hiện đại, việc khai thuế và nộp thuế được thực hiện qua mạng. Điều này giúp giảm bớt nhân lực của ngành Thuế và tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm thiểu thời gian giao dịch trực tiếp với cơ quan thuế. Ở các nước có hệ thống thanh tốn kém phát triển hơn, cơ quan thuế tiếp nhận tờ khai thuế trực tiếp và thu nộp thuế trực tiếp bằng tiền mặt nên cơ quan thuế có khối lượng cơng việc rất lớn. Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ tốn rất nhiều thời gian và nhân lực.

Hiện nay, khai thuế điện tử và nộp thuế điện tử qua mạng là tiêu chí phấn đấu của tất cả các cơ quan thuế trên thế giới. Điều này cũng có ý nghĩa rất lớn khi quản lý thuế các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT để đảm bảo mục tiêu tạo thuận lợi cho

người nộp thuế và việc quản lý thuế không cản trở sự phát triển của các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

- Quản lý thông tin người nộp thuế

Hệ thống thông tin về người nộp thuế bao gồm những thông tin, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Thông tin về người nộp thuế là cơ sở để thực hiện quản lý thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của người nộp thuế, ngăn ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật về thuế.

Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin về người nộp thuế; tổ chức đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu và bảo đảm duy trì, vận hành hệ thống thơng tin về người nộp thuế. Cơ quan quản lý thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để thu thập, trao đổi, xử lý thơng tin trong nước, ngồi nước, thơng tin chính thức từ các cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các văn bản ký kết giữa Việt Nam và các nước liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan để sử dụng trong công tác quản lý thuế.

Đối với công tác quản lý thuế hoạt động TMĐT, việc quản lý tốt thông tin người nộp thuế là yếu tố vô cùng quan trọng để cơ quan thuế có quyết định xử lý thuế chính xác. Việc thu thập thơng tin người nộp thuế kinh doanh TMĐT có nhiều đặc thù, khó khăn hơn so với người nộp thuế kinh doanh truyền thống do thông tin về giao dịch có thể lưu trữ tại máy chủ nước ngồi hoặc người nộp thuế cố tình che giấu thơng tin. Vì vậy, đội ngũ cán bộ thuế khơng chỉ cần kiến thức quản lý thuế tốt mà còn phải thường xuyên được đào tạo, trau dồi về kiến thức cơng nghệ thơng tin và mạng máy tính.

- Xử lý nợ thuế

Xử lý nợ thuế là cơng việc địi hỏi khá nhiều nguồn lực của cơ quan thuế. Đây là hoạt động của cơ quan thuế nhằm đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời số tiền thuế cho Ngân sách nhà nước. Xử lý nợ thuế gồm các công việc như gửi thông báo nợ thuế, tính phạt chậm nộp, thơng báo số tiền phạt chậm nộp, phân tích tình trạng

nợ thuế, tổng hợp, phân loại nợ, lập kế hoạch thu nợ, thực hiện các biện pháp thu nợ, cưỡng chế thuế, báo cáo kết quả thu nợ. Các công việc này khi thực hiện thủ công sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian của cơ quan thuế, đặc biệt đối với công tác quản lý thuế hoạt động TMĐT, yêu cầu về việc triển khai áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý nợ thuế là một nhu cầu khách quan. Cơ quan thuế các nước có thể sử dụng các phần mềm quản lý nợ hiện đại để tiện phục vụ công tác quản lý nợ thuế. Các biện pháp xử lý nợ thuế được quy định cụ thể trong luật quản lý thuế từng nước. Các biện pháp cưỡng chế thuế truyền thống gồm có: trích tiền từ tài khoản của của đối tượng nộp thuế, yêu cầu phong tỏa tài khoản, khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập, kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản, thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn, thu hồi giấy phép kinh doanh.

- Kiểm tra, thanh tra người nộp thuế

Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế xã hội. Kiểm tra, thanh tra thuế được thực hiện trên cơ sở phân tích thơng tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật thuế.

Kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thơng tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế được quy định cụ thể trong các trường hợp khác nhau ở từng nước.

Thanh tra thuế thường được thực hiện đối với các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi rộng. Đặc biệt đối với các hoạt động TMĐT có đặc điểm phạm vi giao dịch vượt ra khỏi biên giới, chứng từ điện tử dễ dàng che dấu, sửa đổi, việc thanh tra thuế có ý nghĩa rất quan trọng. Thanh tra thuế thường được

thực hiện căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm. Kế hoạch thanh tra được lập dựa trên cơ sở phân tích thông tin về người nộp thuế, từ đó phát hiện, lập danh sách người nộp thuế có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra. Kế hoạch thanh tra bao gồm các nội dung như đối tượng thanh tra, kỳ thanh tra, loại thuế thuộc diện thanh tra, dự kiến kế hoạch thanh tra. Ngoài ra, thanh tra thuế được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế hoặc để giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Giải quyết khiếu nại, tranh chấp về thuế

Cơ quan thuế giải quyết tranh chấp về thuế khi có khiếu nại, tố cáo của người nộp thuế. Người nộp thuế có quyền khiếu nại đối với các quyết định của cơ quan thuế như quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, kết luận thanh tra thuế, quyết định giải quyết khiếu nại… Người nộp thuế có quyền khiếu nại đối với các hành vi hành chính của cơ quan thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Hành vi hành chính được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định cụ thể trong pháp luật từng nước (Nguyễn Thị Thùy Dương, 2011).

- Dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế

Trên thực tế, không phải tất cả người nộp thuế đều cố tình gian lận trong việc tính thuế, khai và nộp thuế để thu lợi ích cho mình, giảm thiểu lợi ích của nhà nước. Ngược lại, trong số những người vi phạm pháp luật thuế, có những người nộp thuế do không hiểu đúng dắn, đầy đủ, kịp thời các quy định pháp luật thuế dẫn đến sai sót, làm giảm thiểu nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. Vì vậy, cơ quan thuế cần phải cung cấp các dịch vụ tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Trong hoạt động quản lý thu thuế, cơ quan quản lý thu thuế hỗ trợ người nộp thuế được hiểu là sự giúp thêm để người nộp thuế hiểu đúng, hiểu đủ, hiểu kịp thời các quy định pháp luật về thuế, đồng thời giúp cho người nộp thuế thành thục các kỹ năng tính thuế, khai thuế và làm các thủ tục liên quan đến việc nộp thuế, quyết toán thuế. Hỗ trợ người nộp thuế

bao gồm các nội dung hỗ trợ chính sách, pháp luật thuế như: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về thuế được các cơ quan Nhà nước ban hành, các thủ tục, quy trình nghiệp vụ quản lý như: đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)