3.3 Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động
3.3.1 Những vấn đề chung
Xét tổng thể về mối quan hệ giữa các bên tham gia TMĐT, trong lĩnh vực quản lý thuế có 2 khía cạnh chính liên quan là:
(1) Nhóm giao dịch mang tính chất dịch vụ cơng giữa cơ quan thuế và người nộp thuế, theo đó đặc tính của các giao dịch này chủ yếu là các cơng cụ và tiện ích liên quan đến sử dụng công nghệ làm phương tiện chuyển giao các dịch vụ mà cơ quan thuế phải thực hiện để tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế. Các giao dịch ở nhóm này bao gồm các hoạt động như: khai thuế, nộp thuế, báo cáo thuế, truy vấn thông tin tài khoản người nộp thuế (nợ thuế, hồn thuế…)
(2) Nhóm giao dịch mang tính quản lý nhà nước giữa cơ quan thuế và người nộp thuế với đặc tính là các cơng cụ, biện pháp, tiện ích liên quan đến sử dụng cơng nghệ làm phương tiện sản xuất, kinh doanh. Các giao dịch ở nhóm này khá phức tạp, đòi hỏi cơ quan thuế phải thực sự hiểu đặc điểm của từng nhóm người nộp thuế, ví dụ: các nhà cung cấp dịch vụ Internet lấy Internet làm “hàng hóa” chính trong kinh doanh và các doanh nghiệp sử dụng Internet làm phương tiện tạo thuận lợi cho kinh doanh hoàng hóa truyền thống để từ đó có phương thức quản lý và giám sát thích hợp nhằm đảm bảo truy lần và khôi phục các thông tin, dữ liệu phát sinh từ giao dịch kinh doanh là đối tượng áp dụng của các chính sách thuế.
Để có thể quản lý thuế đối với TMĐT, cơ quan thuế cần phân loại các đối tượng tham gia trên thị trường TMĐT, các sản phẩm điện tử để tìm hiểu bản chất hoạt động và có biện pháp đối xử hoặc quản lý tuân thủ thích ứng với tính chất kinh doanh.
Về tính chất quản lý thuế, khơng phân biệt người nộp thuế là cá nhân, doanh nghiệp, thơng thường có 4 đặc tính mà cơ quan thuế cần theo đuổi để đảm bảo sự tuân thủ của người nộp thuế, đó là:
- Đăng ký thuế
- Báo cáo các thơng tin đầy đủ và chính xác - Nộp nghĩa vụ thuế đúng hạn
Với các nghĩa vụ tuân thủ nói trên, vấn đề của cơ quan thuế là làm sao kiểm sốt được tính chính xác và đầy đủ trong các báo cáo kê khai của người nộp thuế có hoạt động TMĐT vì khác với thương mại truyền thống, chứng từ, sổ sách của người nộp thuế có gắn với yếu tố phi giấy tờ, hoặc phương tiện lưu trữ có thể được tổ chức từ xa (máy chủ lưu và xử lý dữ liệu đặt tại nước ngoài). Ngoài ra, cơ quan thuế cần phân tích mối quan hệ giao dịch giữa các đối tượng tham gia, từ đó, xác định ai là chủ sở hữu của website, bên bán/bên mua trong giao dịch và phương thức thanh toán được sử dụng. Đây là thông tin hết sức hữu ích đối với cơ quan thuế nhằm nhận dạng người nộp thuế và các bên liên quan, xác định tài sản và chủ sở hữu tài sản, các hồ sơ, sổ sách giao dịch, đối tượng cần giải trình liên quan đến hồ sơ khai thuế và các báo cáo khác.