Định hướng phát triển TMĐT tại Việt Nam từ nay đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 95 - 119)

4.1 Định hƣớng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam từ nay

4.1.1 Định hướng phát triển TMĐT tại Việt Nam từ nay đến năm 2020

4.1.1.1 Định hướng của Nhà nước

Về mặt quản lý nhà nước, ngày 8/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1563/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016-2020. Với vai trò là một văn bản chính sách mang tính định hướng vĩ mô, Kế hoạch tổng thể đã đưa ra những quan điểm và mục tiêu phát triển lớn cho lĩnh vực TMĐT của Việt Nam, từ các mục tiêu về hạ tầng, quy mô thị trường TMĐT, cho đến mức độ ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Tương ứng với các mục tiêu này là những giải pháp mang tính tổng quan, địi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành và địa phương trên cả nước nhằm phát triển hài hịa mọi khía cạnh của lĩnh vực thương mại điện tử cũng như các dịch vụ hỗ trợ ngoại biên.

Kế hoạch tổng thể đưa ra các mục tiêu cần đạt được vào năm 2020 theo bốn nhóm chỉ tiêu: hạ tầng cho thương mại điện tử, quy mô thị trường thương mại điện tử, mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, và mức ứng dụng thương mại điện tử trong cơ quan nhà nước. Trong đó xác định rõ các chỉ tiêu định lượng về thương mại điện tử, đặc biệt là các chỉ tiêu trọng tâm về quy mô thị trường và mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, cụ thể như sau:

- Về quy mô thị trường TMĐT: 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm; Doanh số TMĐT B2C tăng 20%/năm, đạt 10 tỷ USD, chiếm 5% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước; TMĐT xuyên biên giới phát triển nhanh, phục vụ thiết thực hoạt động xuất nhập khẩu. Giao dịch TMĐT B2B chiếm 30% kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2020.

- Về ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp: 50% doanh nghiệp có trang thơng tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin giới thiệu và bán sản phẩm của doanh nghiệp; 80% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các ứng dụng TMĐT; 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS) và cho phép người tiêu dùng thanh tốn khơng dùng tiền mặt khi mua hàng; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thơng chấp nhận thanh tốn hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng; Hình thành một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử lớn có uy tín trong khu vực Đơng Nam Á;

- Về ứng dụng TMĐT trong cơ quan nhà nước: 50% dịch vụ công liên quan tới xuất nhập khẩu được cung cấp trực tuyến mức độ 4 vào năm 2020; 30% dịch vụ công liên quan tới thương mại và hoạt động sản xuất kinh doanh được cung cấp trực tuyến mức độ 4 vào năm 2020; 100% các thơng tin trong q trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, 50% gói thầu mua sắm công được thực hiện trực tuyến trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; Tồn bộ các thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia được triển khai dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia cho tất cả các Bộ, ngành, địa phương về phạm vi, đối tượng; Kết nối đầy đủ Cơ chế một cửa Asean và sẵn sàng kết nối trao đổi thông tin với các đối tác thương mại ngồi Asean để tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và tăng cường kiểm soát đối với hàng nhập khẩu.

4.1.1.2 Xu hướng phát triển của thị trường TMĐT

Trong các hình thức TMĐT, thương mại di động được coi là xu hướng phát triển trọng tâm của TMĐT tại Việt Nam trong thời gian tới. Theo ông Nitin Gajria – Giám đốc Google tại Việt Nam, sự ra đời của thiết bị di động đã tạo nên một bước chuyển lớn trong thói quen người tiêu dùng. Theo số liệu của U.S. Census Bureau, năm 2016, Việt Nam sở hữu dân số 90 triệu người, 39% sử dụng Internet, trên 130 triệu thuê bao di động (1 người Việt trung bình có 1,45 thẻ SIM điện thoại), trong

đó 34% dân số có sử dụng internet qua nền tảng di động. Cũng theo thống kê này, thời gian online bằng các thiết bị di động chiếm 1/3 tổng số thời gian online cả ngày của người Việt Nam (Bộ Cơng Thương, 2014). Điều này có tác động rất lớn đối với thương mại di động cũng như quảng cáo di động, nơi mà các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa và nắm bắt kịp thời mọi khoảnh khắc người dùng tìm kiếm bất kỳ thơng tin nào.

Khi lượng người tiêu dùng sử dụng thiết bị di động để tìm kiếm, và mua sắm hàng hóa ngày càng tăng thì điện thoại di động đang trở thành một kênh kinh doanh quan trọng cho ngành bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam. Các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam cũng đang cố gắng thích nghi với khuynh hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động khơng chỉ bằng cách tích cực giới thiệu sản phẩm, thương hiệu, các chương trình khuyến mại trên môi trường mua sắm di động, các doanh nghiệp bán lẻ còn đầu tư thiết kế các ứng dụng trên di động riêng cho thương hiệu của mình. Theo ơng Trần Hải Linh, tổng giám đốc sàn TMĐT sendo.vn, tổng đơn hàng qua thiết bị di động của sàn TMĐT này đạt khoảng 45% tổng doanh số vào năm 2015; tỷ lệ này được dự đoán khi hết năm 2016 là 60%. Trong thời gian tới, doanh nghiệp này đang tập trung xây dựng website tương thích với điện thoại thơng minh, máy tính bảng, phát triển ứng dụng di động để giúp website TMĐT của họ tiếp cận dễ dàng hơn với đông đảo người tiêu dùng (Lữ Ý Nhi, 2016).

Mạng xã hội cũng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới TMĐT trong tương lai. Mạng xã hội có một số ưu thế trong bán hàng như giúp người mua tìm hiểu giá và so sánh giá bán của cùng một sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Những người mới bán hàng qua mạng xã hội (ví dụ: Facebook), có thể tận dụng nguồn khách hàng là bạn bè, người thân để giới thiệu sản phẩm, từ đó tiết kiệm chi phí quảng bá hơn việc đăng ký bán hàng trên các sàn TMĐT. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, mạng xã hội Facebook cịn tạo thêm tính năng “Cửa hàng” (Shop) trên các trang fanpage nhằm thúc đẩy việc tối ưu trải nghiệm mua sắm đối với người dùng và hỗ trợ các đối tác của mình trong việc bán sản phẩm trực tiếp trên mạng xã hội. Khi đăng ký sử dụng tính năng “cửa hàng”, tồn bộ người dùng đã nhấn like trang đều sẽ tự động nhận được thông báo rằng fanpage đã thêm một cửa hàng và có

thể lựa chọn sản phẩm và tương tác với người bán dễ dàng hơn thông qua chức năng gửi tin nhắn từ chính sản phẩm hay lưu lại, bình luận, chia sẻ... Việc mạng xã hội Facebook đang cung cấp ngày càng nhiều tiện ích hỗ trợ bán hàng cho Fanpage đã trực tiếp cạnh tranh đến các website bán hàng và các sàn giao dịch TMĐT.

Giai đoạn 2017-2020 hứa hẹn sẽ có nhiều “ơng lớn” về TMĐT ở nước ngồi xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Google đã trở thành thành viên của Hiệp hội TMĐT Việt Nam từ tháng 6/2012 và kỳ vọng sẽ thu được 30 triệu USD mỗi năm từ thị trường nước ta. Alibaba và eBay cũng đã nhanh chân tìm được đại diện chính thức, trong khi Amazon và Rakuten đang tiến tới việc thiết lập quan hệ đối tác hoặc mua cổ phần tại các hãng TMĐT Việt Nam. Một số doanh nghiệp Thái Lan, Hàn Quốc cũng đang tìm đường đầu tư, có thể thơng qua một doanh nghiệp khác hoặc tự thực hiện. Những điều này đã chứng tỏ thị trường TMĐT có tiềm năng lớn và hứa hẹn sẽ phát triển bùng nổ trong thời gian tới (Nguyễn Đình Luận, 2015).

Trong giai đoạn 2017-2020, phương thức thanh toán điện tử trong TMĐT cũng được dự đốn sẽ phát triển nhanh chóng. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các dịch vụ điện tử và dịch vụ ngân hàng hiện đại sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai. Trên thế giới, thanh tốn điện tử thơng qua điện thoại di động đang rất phổ biến ở các nước phát triển khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu và khu vực châu Á Thái Bình Dương với mức tăng trưởng hơn 90% mỗi năm. Dự báo của một số tổ chức thanh toán quốc tế, giá trị thanh toán qua điện thoại di động trên thế giới đến năm 2017 có thể vượt 1.000 tỉ USD và gần tương đương với thanh toán bằng thẻ (Phương Anh, 2016). Thanh toán điện tử đang phát triển rực rỡ trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó.

Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước, hạ tầng cơng nghệ thanh tốn điện tử của Việt Nam khá tốt, tính đến cuối năm 2016, có 6 tổ chức được cấp phép thực hiện dịch vụ thanh toán điện tử bao gồm Banknetvn, VNPay, M_Service, BankPay, Vietnam Online, VietUnion; 38 ngân hàng thương mại đã tham gia phối hợp triển khai dịch vụ ví điện tử; tổng lượng thẻ đang lưu hành trên thị trường đạt xấp xỉ 69 triệu; trong đó, 6,25 triệu thẻ thanh tốn quốc tế. Hiện có 67 ngân hàng thương mại triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet (Internet Banking) và 37 ngân hàng

thương mại cung ứng các dịch vụ thanh toán qua di động (Mobile Banking),…(Mai Phương, 2016). Tuy nhiên, như đã nêu tại Chương I về thực trạng TMĐT tại Việt Nam, tính đến năm 2015, thanh tốn bằng tiền mặt sau khi giao hàng vẫn là hình thức thanh tốn phổ biến nhất trong các giao dịch TMĐT (chiếm tỷ lệ trên 90%). Nhận thức được tầm quan trọng của thanh toán điện tử trong việc thúc đẩy TMĐT phát triển, trong giai đoạn 2016-2020, Chính phủ sẽ có nhiều biện pháp đẩy mạnh hình thức thanh tốn này, qua đó góp phần đạt được mục tiêu phát triển TMĐT như đã nêu ở phần trên.

4.1.2 Định hướng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam từ nay đến năm 2020

Với các đặc trưng của TMĐT, để điều chỉnh và quản lý có hiệu quả cần chú ý đến mối quan hệ mối quan hệ giữa hoạt động TMĐT với hoạt động thương mại truyền thống. Một hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ trong thương mại truyền thống chịu loại thuế nào thì hoạt động đó trong TMĐT cũng phải chịu cùng loại thuế với thuế suất tương tự để đảm bảo cạnh tranh công bằng, trừ một số hoạt động ưu đãi hoặc khuyến khích mà Nhà nước quy định cụ thể trong từng thời kỳ. Nói cách khác, khi xây dựng chính sách thuế đối với hoạt động TMĐT cần đảm bảo tính trung lập. Đồng thời, trong q trình xây dựng chính sách cần có sự tham chiếu đến các văn bản khác có liên quan điều chỉnh hoạt động TMĐT để có những hồn thiện, sửa đổi đảm bảo tính đồng nhất và bao quát được các giao dịch đặc thù trong TMĐT.

Ngoài ra, khi áp dụng thuế đối với TMĐT phải lưu ý bình đẳng về nghĩa vụ giữa nhà cung cấp ở trong nước và nhà cung cấp ở ngoài nước, tránh ưu đãi trong nước để tạo phân biệt đối xử nhưng đồng thời cũng không từ bỏ quyền đánh thuế với nhà cung cấp nước ngồi dẫn đến bỏ sót nguồn thu và cạnh tranh khơng bình đẳng;

TMĐT có yếu tố nước ngồi phải được áp dụng thuế trên cơ sở các hiệp định song phương và các cam kết quốc tế về thuế mà Việt Nam tham gia; Việc thu thuế TMĐT phải được vận dụng đầy đủ theo luật thuế hiện hành và kịp thời sửa đổi quy định phù hợp với những phát sinh khi có các hoạt động kinh doanh mới do hoạt động TMĐT tạo ra; Việc quản lý thuế TMĐT phải được đồng bộ hoá bằng phương

tiện điện tử và phương thức quản lý hiện đại để tránh kìm hãm tốc độ phát triển TMĐT.

Cuối cùng, việc quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT phải được đồng bộ hóa bằng phương tiện điện tử và phương thức quản lý hiện đại để tránh kìm hãm tốc độ phát triển TMĐT. Các giao dịch một phần hay tồn bộ trong q trình quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT cần được thực hiện với kỹ thuật, công nghệ thông tin tiên tiến, phù hợp với xu thế thời đại. Trong điều kiện TMĐT đang trên đà phát triển mạnh ở Việt Nam như hiện nay hiện nay, ngành Thuế và các cơ quan quản lý liên quan khác cần chú trọng khuyến khích, tạo mơi trường thơng thống để hoạt động TMĐT phát triển và tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế được thực hiện nghĩa vụ thuế một cách đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả (Nguyễn Xuân Sơn, 2012).

4.2 Một số giải pháp tăng cƣờng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam

4.2.1 Hoàn thiện quy định pháp lý quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT

Về cơ bản, hệ thống quy định pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam hiện nay đã tương đối đầy đủ trên cơ sở đối xử thuế đối với hoạt động TMĐT công bằng với hoạt động thương mại truyền thống, nghĩa là hoạt động thương mại truyền thống có nghĩa vụ thuế như thế nào thì hoạt động TMĐT cũng có nghĩa vụ tương tự. Tuy nhiên, với những đặc trưng riêng biệt của hoạt động TMĐT, cơ quan quản lý cần nghiên cứu, ban hành một số quy định, hướng dẫn đặc thù để giúp việc quản lý thuế đối với hoạt động này được thực hiện thuận lợi, hiệu quả, cụ thể như sau:

- Xây dựng tiêu chí xác định cơ sở thường trú trong giao dịch TMĐT

Một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT cần xác định quyền đánh thuế theo quốc gia. Do mỗi quốc gia đều bị giới hạn bởi biên giới và có một hệ thống pháp luật về thuế riêng, trong khi đó, TMĐT là giao dịch trong không gian ảo, không biên giới và biến cả thế giới trở thành một thị trường lớn. Chính vì vậy, việc phân định quyền đánh thuế giữa các quốc gia là rất quan trọng. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này, cần có tiêu chí để xác

định cơ sở thường trú trong giao dịch TMĐT (nội dung về cơ sở thường trú đã được trình bày tại mục 1.3.2.2, Chương I, luận văn này). Thông thường, một doanh nghiệp nước ngồi được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam khi doanh nghiệp đó có một địa điểm kinh doanh cố định, hoặc một chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, kho hàng… tại Việt Nam. Tuy nhiên, khái niệm truyền thống về cơ sở thường trú này khơng cịn phù hợp với điều kiện kinh doanh trong môi trường số hóa khi doanh nghiệp nước ngồi khơng cần hiện diện thường xun; có kho hàng hoặc một địa điểm kinh doanh cố định tại một nước khác. Vì vậy, Việt Nam cần tích cực cập nhật kinh nghiệm từ các nước phát triển, các tổ chức quốc tế trong việc xác định cơ sở thường trú trong giao dịch TMĐT để từ đó nghiên cứu xây dựng các tiêu chí xác định cơ sở thường trú trong hoạt động kinh doanh TMĐT tại Việt Nam để bảo vệ quyền đánh thuế của quốc gia khi ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng Việt Nam và phát sinh lợi nhuận tại Việt Nam mà hầu như khơng có sự hiện diện “vật lý” tại Việt Nam. Nếu khơng có hướng dẫn phù hợp về việc xác định cơ sở thường trú đối với loại hình kinh doanh TMĐT, Việt Nam có thể thất thu số thuế khơng nhỏ từ hoạt động kinh doanh này.

- Quy định doanh nghiệp nước ngoài cần đăng ký thuế tại Việt Nam trước khi cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 95 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)