Tình hình phát triển TMĐT tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 39 - 42)

2.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản

2.1.1 Tình hình phát triển TMĐT tại Nhật Bản

TMĐT xuất hiện ở Nhật Bản bắt đầu từ năm 1995. Vào năm này, Chính phủ Nhật Bản đưa ra chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng cơng nghệ thông tin hiện đại, lập ra Hội đồng xúc tiến TMĐT với nhiệm vụ vạch phương hướng và hỗ trợ phát

triển các cơ sở hạ tầng công nghệ, xã hội cần thiết cho TMĐT. Hội đồng xúc tiến TMĐT của Nhật Bản hỗ trợ cho các dự án xây dựng các cửa hàng ảo, các tiêu chuẩn cho thông tin sản phẩm, vấn đề bảo mật và an tồn, cơng nghệ thẻ thơng minh, các trung tâm xác thực và chứng nhận chữ ký điện tử (Nguyễn Phương Trang, 2009).

Nhật Bản cũng là một trong những nước có thị trường Internet tăng trưởng rất nhanh. Internet xuất hiện ở Nhật Bản từ những năm 90, cho đến năm 2001, Chính phủ Nhật Bản đã công bố chiến lược E-Japan với mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng để cung cấp Internet cho người dân với giá rẻ và tốc độ cao. Sau hành động này của Chính phủ Nhật Bản, số thuê bao Internet sau 1 năm tăng hơn 500%, lên đến 5 triệu thuê bao vào năm 2002. Theo thống kê của tổ chức E-commerce Foundation, năm 2015, trong số 110,3 triệu người Nhật Bản trên độ tuổi 15, có 100,3 triệu người sử dụng Internet (chiếm 91%), 70% số người có hành vi mua sắm online.

Trong những năm gần đây, thị thường TMĐT ở Nhật Bản là một trong những thị trường lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Doanh thu từ TMĐT hàng năm chiếm khoảng 2,8% GDP của Nhật Bản. Giao dịch TMĐT B2C của Nhật Bản qua các năm thể hiện như Hình 2.1 dưới đây:

(đơn vị: triệu USD)

Hình 2.1: Doanh thu TMĐT B2C tại Nhật Bản giai đoạn 2012-2016

Nguồn: E-commerce Foundation, 2016

2012 2013 2014 2015 2016 (dự báo) Doanh thu 78,755 92,848 106,112 114,402 124,350 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000

Nhìn chung, doanh thu TMĐT B2C tăng dần qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng giảm dần. Cụ thể, tốc độ tăng doanh thu TMĐT năm sau so với năm kế trước lần lượt qua các năm 2013-2016 là 11,8%; 17,9%; 14,3%; 7,8% và 8,7%.

TMĐT trên nền tảng di động của Nhật Bản cũng phát triển mạnh mẽ với doanh thu bán hàng qua di động đạt 16.130 triệu USD vào năm 2015. Việc mua hàng qua điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác ngày càng phổ biến ở Nhật Bản. Tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) ở Nhật Bản tăng từ 20% năm 2012 lên 54% vào năm 2015 (E-commerce Foundation, 2016). Các hoạt động thông thường của người dùng điện thoại thông minh thể hiện như hình dưới đây:

Hình 2.2: Tình hình sử dụng điện thoại thơng minh của ngƣời dân Nhật Bản năm 2015

Nguồn: E-commerce Foundation, 2016

Các trang TMĐT mà người dân Nhật Bản truy cập nhiều nhất năm 2015 và thị phần của tương ứng của họ như: Amazon (31,95%), Rakuten (28,81%), Kakaku (17,96%), Yahoo Japan Auction (16,60%), DMM (7,66%)… Các mạng xã hội cũng là kênh hoạt động TMĐT hiệu quả, với các mạng xã hội Facebook, Twitter, Mixi, Ameblo, Instagram, Google+ (E-commerce Foundation, 2016). Các mặt hàng chủ yếu được mua sắm qua mạng như Thiết bị điện tử và thiết bị tiêu dùng (22%), quần

Kiểm tra email Sử dụng cơng cụ tìm kiếm Sử dụng mạng xã hội Xem các video online Tìm kiếm bản đồ và chỉ dẫn Tìm kiếm thơng tin sản p hẩm Chơi game Tỷ lệ 40% 35% 22% 15% 10% 10% 10% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45%

áo (18%), phương tiện truyền thông, đồ chơi (13%), thực phẩm và đồ uống (12%), mỹ phẩm (6%)…(Export.gov, 2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)