Tình hình phát triển TMĐT tại Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 62 - 64)

2.4 Kinh nghiệm của Thái Lan

2.4.1 Tình hình phát triển TMĐT tại Thái Lan

TMĐT ở Thái Lan đang phát triển nhanh chóng và là động lực chính cho sự phát triển của Internet. Số người sử dụng Internet ở Thái Lan năm 2016 đạt 41 triệu người, chiếm 60% dân số và chiếm 2,2% số người sử dụng Internet khu vực châu Á (Internet World Stats, 2016). Theo phát biểu của chủ tịch Hiệp hội TMĐT Thái Lan năm 2016, ông Pawoot Pongvitayapanu, Thái Lan là nước có thị trường TMĐT phát triển nhất khu vực Đơng Nam Á. Hiện tại có khoảng 500.000 người sử dụng dịch vụ TMĐT ở nước này. Cũng theo ông Pawoot Pongvitayapanu, người Thái Lan đã chủ động hơn trong hình thức mua hàng trực tuyến, và mạng 4G là động lực cho phát triển TMĐT ở nước này, khiến thương mại nước này có bước chuyển đổi quan trọng từ hình thức truyền thống sang TMĐT (Deal Street Asia, 2016).

Tốc độ tăng trưởng TMĐT trong giai đoạn 2011-2015 ước đạt bình quân 18,2%/năm (Oxford Business Group, 2016). Cơ quan phát triển giao dịch điện tử Thái Lan (Electronic Transactions Development Agency – ETDA) ước tính doanh thu TMĐT ở nước này năm 2014 đặt 2,033 nghìn tỷ Bạt, tương đương 58 tỷ USD; con số này năm 2015 đạt 2,107 nghìn tỷ Bạt, tương đương 60,11 tỷ USD, tăng 3,6%. Hình dưới đây thể hiện doanh thu TMĐT theo các hình thức B2B, B2C, B2G ở Thái Lan năm 2014 và 2015:

(đơn vị: tỷ USD)

Hình 2.5: Doanh thu TMĐT theo hình thức B2B, B2C, B2G tại Thái Lan năm 2014 và 2015

Nguồn: ETDA, 2016

TMĐT trên nền tảng di động ở Thái Lan cũng đang có bước phát triển mạnh mẽ và đồng thời với sự phát triển TMĐT theo hình thức C2C. Theo Tờ Bangkok Post, hiện nay, có khoảng 50% các hoạt động mua hàng trực tuyến được thực hiện thông qua các thiết bị di động. Sự phát triển của thương mại trên nền tảng di động cũng ảnh hưởng đến thương mại thơng qua mạng xã hội, khi có đến 80% người mua hàng trực tuyến sử dụng các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook để tìm kiếm sản phẩm và người bán. Theo Tech Crunch, trang thông tin về công nghệ đang thâm nhập thị trường Thái Lan, giá trị thương mại thông qua mạng xã hội tại nước này đạt 500 triệu USD vào năm 2014. Năm 2015, trong tổng số 500 nghìn người bán hàng trực tuyến tại Thái Lan, có 10.515 người bán có cửa hàng trên Facebook và 11.213 người bán có cửa hàng trên Instagram, điều này cho thấy thương mại thông qua mạng xã hội ở Thái Lan hứa hẹn sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai (Asian Correspondent, 2016).

Loại sản phẩm được mua bán nhiều nhất qua phương thức TMĐT năm 2015 tại Thái Lan là dịch vụ lưu trú và ăn uống với doanh thu 658,9 tỷ Bạt (tương đương

35.21 35.1

11.75 11.06 13.54 11.49

N Ă M 2 0 1 4 N Ă M 2 0 1 5

19,8 tỷ USD), chiếm tỷ lệ 38,4%; tiếp theo là ngành công nghiệp sản xuất đạt 10,5 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 20,4%; ngành bán buôn và bán lẻ đạt 9,8 tỷ USD, chiếm 19% (ETDA, 2016).

Trong năm 2015, trang TMĐT phổ biến nhất ở Thái Lan là Lazada, đồng thời cũng là trang bán lẻ trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á. Lazada thâm nhập vào Thái Lan trên 4 năm và đạt 20 triệu lượt xem năm 2015. Trang web này dự kiến sẽ phát triển thêm nhiều ứng dụng để chiếm lĩnh thị trường TMĐT ở nước này. WeLoveShopping là trang TMĐT phổ biến thứ hai ở Thái Lan. Trang web này dự kiến tăng tỷ lệ đóng góp trong thị trường kinh doanh trực tuyến ở Thái Lan từ 1,4% đến 8% vào năm 2020. Những trang TMĐT tiếp theo trong top 10 ở Thái Lan gồm có Tarad, Zalora, Ensogo, Cdiscount, J.I.B, Central.co.th, iTrueMart và Munkong Gadget (Oxford Business Group, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)